Thuật Ngữ Chuỗi Cung Ứng & Logistics "B"
Back Order
Sản phẩm được đặt hàng những đã hết hàng và cam kết để xuất ngay khi sản phẩm được hoàn thành.
Back Scheduling
Một kỹ thuật để tính toán ngày khởi đầu và kết thúc của một hoạt động sản xuất. Kế hoạch này được tính toán trên máy vi tính với ngày hoàn thành của đơn hàng và đi ngược lại để quyết định ngày khởi đầu cho mỗi hoạt động.
Backlog Customer
Các đơn hàng đã được nhận nhưng chưa được xuất, cũng bao gồm cả đơn hàng dự trữ (backorder) và đơn hàng trong tương lai.
Backorder
Đơn hàng dự trữ
1) Việc giữ lại một lượng hàng dự phòng để xuất của một đơn hàng nào đó.
2) Số lượng hàng còn dư nhưng sẵn sàng để xuất sau khi hàng đã được xuất.
Backsourcing
Việc đẩy một chức năng trong chuỗi cung ứng quay lại bộ phận trong công ty khi hợp đồng thuê ngoài đã hết hạn.
Balance to Ship (BTS)
Lượng hàng còn lại sẵn sàng để xuất
Balanced Scorecard
Bảng Cân Bằng
Một hệ thống thước đo cơ cấu chặt chẽ được phát triển bởi David Norton và Robert Kaplan thuộc trường Kinh Doanh Harvard. Mô hình này dựa trên hệ thống thước đo hỗn hợp tài chính và phi tài chính để đánh giá hiệu quả kinh doanh cũng như của chuỗi cung ứng. Các thước đo trong Bảng Cân Bằng bao gồm cả triển vọng khách hàng, triển vọng quy trình kinh doanh, triển vọng tài chính và triển vọng về đổi mới và huấn luyện. Các thước đo này kết nối trực tiếp với mục tiêu, chiến lược tổng thể của doanh nghiệp. Mỗi thước đo có những mục tiêu và phương thức đánh giá.
Xem thêm: Scorecard
Bar Code
Mã vạch
Một biểu tượng bao gồm một loạt mã số được in thành miếng vạch. Một hệ thống đọc mã số quang học, quét mã số và theo dõi các đơn vị hàng thông qua việc đọc dãy số in trên thanh mã vạch. Một ví dụ điển hình là mã UPC được sử dụng trong việc đóng gói hàng hóa bán lẻ.
Bar code scanner
Máy quét mã vạch
Một thiết bị dùng để đọc mã vạch và chuyển giao dữ liệu vào hệ thống máy tính.
Barrier to Entry
Rào cản gia nhập thị trường
Những yếu tố cản trở công ty gia nhập một thị trường nào đó chẳng hạn yêu cầu cao về mặt thiết bị.
Base Demand
Cầu cơ bản
Phần trăm cầu của công ty nào đó phát sinh từ việc tiếp tục hợp đồng và/hoặc từ khách hàng hiện tại. Bởi vì yếu tố cầu này khá quan trọng và tiếp diễn liên tục, nên sẽ trở thành một thành tố cơ bản trong kế hoạch quản trị của công ty.
Base Inventory Level
Mức Độ Tồn Kho Cơ Bản
Mức độ tồn kho hình thành bởi tổng lượng tồn kho lot-size và tổng lượng tồn kho an toàn.
Base Series
Chuỗi Cơ Bản
Một chuỗi tiêu chuẩn các giá trị cầu-theo-thời-gian được sử dụng trong việc dự báo các thành tố mang tính mùa vụ. Chuỗi gồm nhiều yếu tố thường dựa trên mức độ tương đối của cầu trong một khoản thời gian tương ứng của năm trước. Giá trị trung bình của Chuỗi Cơ Bản trong suốt một chu kỳ mùa vụ sẽ là 1.0. Bất kỳ con số nào lớn hơn 1.0 thì có nghĩa là cầu trong thời kỳ đó cao hơn mức bình thường.
Đồng nghĩa: Base Index
Xem thêm: Seasonality
Basic Producer
Nhà sản xuất sản phẩm cơ bản
Một nhà sản xuất sử dụng nguồn lực tự nhiên để sản xuất ra nguyên liệu phục vụ các ngành công nghiệp khác. Ví dụ điển hình là một công ty thép sẽ chế biến quặng sắt để sản xuất ra các thanh thép; số khác thì sản xuất cao su, gương kính.
Batch Number
Số Lượt
Số thứ tự gắn với từng lượt vận hành sản xuất và dùng cho mục đích theo dõi dễ dàng.
Đồng nghĩa: Lot Number
Benchmarking
Lập chuẩn
Quá trình so sánh hiệu quả hoạt động với thực hành của các công ty dẫn đầu khác nhằm mục đích cải tiến hiệu quả. Các công ty cũng lập chuẩn nội bộ thông qua việc theo dõi và so sánh hiệu quả hoạt động hiện tại với quá khứ.
Benefit-cost ratio
Chỉ số lợi ích - chi phí
Một công cụ tính toán dùng trong việc lên kế hoạch chung; một chỉ số của tổng lợi ích đo lường được chia cho chi phí tài sản vốn ban đầu.
Best-in-Class
Tổ chức xuất sắc nhất
Một tổ chức, thường trong một ngành công nghiệp cụ thể, được đánh giá là xuất sắc trong một lĩnh vực cụ thể.
Best Practice
Kinh nghiệm thực hành xuất sắc
Chỉ một quy trình hay nhóm quy trình được đánh giá là phương cách tốt nhất để thực hiện một thao tác. Kinh nghiệm thực hành xuất sắc có thể thay đổi tùy theo từng ngành công nghiệp hay khu vực địa lý phụ thuộc vào môi trường ứng dụng. Kinh nghiệm thực hành xuất sắc có thể được áp dụng với nguồn lực, các hoạt động, các mục tiêu chi phí hay các quy trình.
Beta release
Bản Beta
Phiên bản thử nghiệm chưa chính thức của một sản phẩm được gửi tới khách hàng để đánh giá và phản hồi.
Bilateral Contract
Hợp đồng song phương
Một thỏa thuận mỗi bên đều đưa ra cam kết với bên kia.
Bill of Activities
Danh sách hoạt động
Một danh sách các hoạt động yêu cầu bởi một sản phẩm, dịch vụ, quy trình hay mục tiêu chi phí nào đó. Phiếu hoạt động bao gồm số lượng và hoặc chi phí cho mỗi hoạt động trong danh sách
Bill of Lading (BOL)
Vận Đơn
Chứng từ vận tải là bằng chứng hợp đồng vận chuyển bao gồm cả điều khoản giữa chủ hàng và nhà chuyên chở.
Bill of Material (BOM)
Danh sách nguyên liệu
Danh sách cơ cấu tất cả các nguyên liệu hay phụ kiện và số lượng cần để sản xuất một thành phẩm cụ thể nào đó, dây chuyền lắp ráp hay một phần nào đó.
Bill of Resources
Danh sách nguồn lực
Danh sách các nguồn lực cần thiết cho một hoạt động. Phiếu này thể hiện cả chi phí và số lượng nguồn lực.
Blanket Purchase Order
Một cam kết lâu dài với nhà cung cấp nguyên liệu. Thường các đơn hàng cố định liên quan đến một hạng mục sản phẩm với ngày giao hàng được quyết định trước.
Blanket Release
Việc cho phép xuất và/hoặc sản xuất sản phẩm của một hợp đồng Blanket
Blanket rate
Mức giá cố định
Mức giá không tăng tương ứng với khoảng cách hàng hóa được vận chuyển.
Bleeding Edge
Bất lợi cạnh tranh
Tiến trình hay công nghệ chưa được kiểm định được thực hiện sớm tạo ra bất lợi cạnh tranh.
Block diagram
Biểu đồ hình khối
Biểu đồ trình bày hoạt động, mối quan hệ và quan hệ tương quan của các bộ phận trong hệ thống. Các hộp, hay khối biểu thị các bộ phận; các đường liên kết giữa các khối thể hiện sự tương tác. Có hai loại biểu đồ hình khối: biểu đồ hình khối chức năng - trình bày các hệ thống con của một hệ thống và sản phẩm ở cấp độ thấp hơn và mối tương tác; và biểu đồ hình khối tin cậy - tương tự như biểu đồ hình khối chức năng ngoại trừ nó nhấn mạnh đến các mảng có ảnh hưởng đến sự ổn định và tin cậy của hệ thống.
Blocking bug
Lỗi gây tắc nghẽn
Lỗi này sẽ cản trở việc phân tích chi tiết hơn hay giám sát một bộ phận chức năng hay bất kỳ vấn đề nào ngăn cản sản phẩm xuất ra khỏi nhà máy.
Blow Through
Quy trình ảo
Quy trình MRP sử dụng “chứng từ vật liệu ảo” và cho phép lập luận MRP chuyển những yêu cầu trực tiếp từ thành phần ảo này đến những thành phần khác của hệ thống. Hệ thống MRP thường duy trì khả năng của hệ thống ở mức tối thiểu đối với lượng hàng tồn kho nào của bất kỳ thành phần nào.
Body of knowledge (BOK)
Kiến thức
Tổng hợp các kiến thức trong một lĩnh vực cụ thể mà một cá nhân nắm vững được xem xét hay chứng nhận như là một người thực hành.
Book Inventory
Tồn kho sổ sách
Định nghĩa kế toán về đơn vị hoặc giá trị tồn kho có được từ những dữ liệu tồn kho liên tục, không phải đếm thực tế.
Bookings
Đặt hàng
Tổng giá trị của tất cả các đơn hàng nhận được (nhưng có thể chưa xuất đi), tất cả các chiết khấu ròng, phiếu hàng, trợ giá, giảm giá.
Bonded Warehouse
Kho ngoại quan
Kho được sự phê duyệt của Cơ Quan Quản Lý và tuân theo qui định về tiền đặt cược/cam kết. Kho được sử dụng để lưu giữ hàng hóa cho đến khi thuế được trả và hàng hóa được giải phóng theo một số cách thức qui định.
Bottleneck
Tắc nghẽn
Sự ràng buộc, cản trở, hoặc kiểm soát hoạch định nhằm giới hạn sản lượng hoặc năng suất.
Bottom-up Replanning
Tái hoạch định từ dưới lên
Theo MRP đây là qui trình sử dụng những dữ liệu cơ sở để giải quyết vấn đề về nguyên liệu và những vấn đế khác. Qui trình này được hoàn thành bởi nhà hoạch định (không phải thông qua hệ thống máy tính) khi đánh giá ảnh hưởng của những giải pháp có thể xảy ra. Những giải pháp tiềm năng bao gồm rút ngắn thời gian vận chuyển, cắt giảm số lượng đơn hàng, thay thế nguyên liệu, thay đổi kế hoạch tổng thể.
Box-Jenkins Model
Mô hình hộp Jenkins
Phương pháp dự báo dựa vào mô hình hồi qui và trung bình cộng gia quyền. Mô hình này không chỉ dựa vào hồi qui của những biến số độc lập mà còn dựa vào những quan sát tại những độ trễ thời gian khác nhau và những giá trị lỗi trước đây để dự báo.
Boxcar
Toa xe
Toa xe ray dài khoảng 40-50 feet được sử dụng cho việc vận chuyển những hàng hóa đóng kiện hoặc hàng rời.
Bracing
Cột chặt
Sự gia cố lô hàng bên trong phương tiện của nhà chuyên chở để ngăn ngừa hư hại.
Bracketed Recall
Hủy bỏ
Việc hủy bỏ của khách hàng về một số lô sản phẩm nghi ngờ cộng với một số lô sản phẩm được sản xuất trước và sau lô sản phẩm nghi vấn này.
Branding
Đặt nhãn hiệu
Việc sử dụng tên, biểu tượng, thiết kế hoặc sự kết hợp những yếu tố này để giúp xác định một sản phẩm.
Breadman
Giao hàng
Biện pháp cụ thể của Kanban được sử dụng khi kết hợp những hoạt động bổ sung của người bán hàng. Trong giao hàng, nhân viên giao hàng sẽ đến địa điểm của khách hàng bỏ đầy hàng vào một container chỉ định hoặc giao hàng lại nơi lưu kho. Kích thước một đơn đặt hàng không được xác định cụ thể trên cơ sở liên tục cũng như trong việc khách hàng thậm chí không xác định được những yêu cầu của mỗi một lần giao hàng. Thay vào đó nhà cung cấp nhận trách nhiệm trong việc xác định số lượng cần thiết theo một nguyên tắc được xác định trước và giao theo số lượng yêu cầu.
Break-Bulk
Hàng rời
Hàng hóa được tách rời thành những lô hàng nhỏ hơn để chuyên chở đến người nhận hàng cuối cùng. Điều này được thực hiện bằng cách kết hợp những đơn hàng tại thời điểm xuất hàng khi mà những đơn hàng riêng lẻ được vận chuyển đến một khu vực cụ thể trong một lô hàng nhằm giảm chi phí.
Break-Even Chart
Sơ đồ hòa vốn
Công cụ đồ họa thể hiện đường tổng biến phí, định phí và tổng doanh thu. Giao điểm của những đường này được định nghĩa là điểm hòa vốn, nghĩa là điểm tại đó tổng doanh thu bằng tổng chi phí.
Break-Even Point
Điểm hòa vốn
Là điểm tại đó mức sản xuất hoặc lượng hàng bán ra sẽ không thu được lợi nhuận hoặc giảm lợi nhuận. Điểm hòa vốn là giao điểm giữa đường tổng doanh thu và đường tổng chi phí.
Bricks and Mortar
Cửa hàng kiểu truyền thống
Việc bán hàng tại một địa điểm xác định. Thực chất của hoạt động này là việc bán hàng được thực hiện thông qua Internet. Thuật ngữ này thể hiện sự so sánh giữa nền kinh tế cổ điển với nền kinh tế mới hoặc giữa nền kinh tế trong thời đại công nghiệp với nền kinh tế trong thời đại thông tin.
Broadband
Băng thông rộng
Kênh truyền dữ liệu tốc độ cao. Kênh băng thông rộng sử dụng sóng radio, cáp đồng trục hoặc cáp quang có độ dải tần rộng hơn đường dây điện thoại thông thường giúp truyền tải dữ liệu, hình, tiếng cùng một lúc.
Broken case
Trường hợp mở
Thuật ngữ này thường được sử dụng qua lại với thuật ngữ "repack" hoặc "less-than-full-case" để đặt tên cho một khu vực tại đó nguyên vật liệu được lấy ra theo cách đó.
Broker
Người môi giới
Là bên trung gian giữa người gửi hàng và hãng vận chuyển. Người môi giới sắp xếp phương tiện vận tải cho người gửi hàng và đại diện cho người chuyên chở.
Brokered Systems
Hệ thống liên kết
Hệ thống tin học độc lập sở hữu bởi những tổ chức độc lập kết nối với nhau theo một phương thức cho phép một hệ thống lấy được thông tin từ một hệ thống khác. Ví dụ, hệ thống máy tính của một khách hàng có thể xem được tình trạng đơn hàng từ máy tính của nhà cung cấp.
Browser
Trình duyệt
Tiện ích cho phép người sử dụng internet thu thập thông tin. Ví dụ, Netscape Navigator và Microsoft Explorer cho phép xem nội dung trên World Wide Web.
Sản phẩm được đặt hàng những đã hết hàng và cam kết để xuất ngay khi sản phẩm được hoàn thành.
Back Scheduling
Một kỹ thuật để tính toán ngày khởi đầu và kết thúc của một hoạt động sản xuất. Kế hoạch này được tính toán trên máy vi tính với ngày hoàn thành của đơn hàng và đi ngược lại để quyết định ngày khởi đầu cho mỗi hoạt động.
Backlog Customer
Các đơn hàng đã được nhận nhưng chưa được xuất, cũng bao gồm cả đơn hàng dự trữ (backorder) và đơn hàng trong tương lai.
Backorder
Đơn hàng dự trữ
1) Việc giữ lại một lượng hàng dự phòng để xuất của một đơn hàng nào đó.
2) Số lượng hàng còn dư nhưng sẵn sàng để xuất sau khi hàng đã được xuất.
Backsourcing
Việc đẩy một chức năng trong chuỗi cung ứng quay lại bộ phận trong công ty khi hợp đồng thuê ngoài đã hết hạn.
Balance to Ship (BTS)
Lượng hàng còn lại sẵn sàng để xuất
Balanced Scorecard
Bảng Cân Bằng
Một hệ thống thước đo cơ cấu chặt chẽ được phát triển bởi David Norton và Robert Kaplan thuộc trường Kinh Doanh Harvard. Mô hình này dựa trên hệ thống thước đo hỗn hợp tài chính và phi tài chính để đánh giá hiệu quả kinh doanh cũng như của chuỗi cung ứng. Các thước đo trong Bảng Cân Bằng bao gồm cả triển vọng khách hàng, triển vọng quy trình kinh doanh, triển vọng tài chính và triển vọng về đổi mới và huấn luyện. Các thước đo này kết nối trực tiếp với mục tiêu, chiến lược tổng thể của doanh nghiệp. Mỗi thước đo có những mục tiêu và phương thức đánh giá.
Xem thêm: Scorecard
Bar Code
Mã vạch
Một biểu tượng bao gồm một loạt mã số được in thành miếng vạch. Một hệ thống đọc mã số quang học, quét mã số và theo dõi các đơn vị hàng thông qua việc đọc dãy số in trên thanh mã vạch. Một ví dụ điển hình là mã UPC được sử dụng trong việc đóng gói hàng hóa bán lẻ.
Bar code scanner
Máy quét mã vạch
Một thiết bị dùng để đọc mã vạch và chuyển giao dữ liệu vào hệ thống máy tính.
Barrier to Entry
Rào cản gia nhập thị trường
Những yếu tố cản trở công ty gia nhập một thị trường nào đó chẳng hạn yêu cầu cao về mặt thiết bị.
Base Demand
Cầu cơ bản
Phần trăm cầu của công ty nào đó phát sinh từ việc tiếp tục hợp đồng và/hoặc từ khách hàng hiện tại. Bởi vì yếu tố cầu này khá quan trọng và tiếp diễn liên tục, nên sẽ trở thành một thành tố cơ bản trong kế hoạch quản trị của công ty.
Base Inventory Level
Mức Độ Tồn Kho Cơ Bản
Mức độ tồn kho hình thành bởi tổng lượng tồn kho lot-size và tổng lượng tồn kho an toàn.
Base Series
Chuỗi Cơ Bản
Một chuỗi tiêu chuẩn các giá trị cầu-theo-thời-gian được sử dụng trong việc dự báo các thành tố mang tính mùa vụ. Chuỗi gồm nhiều yếu tố thường dựa trên mức độ tương đối của cầu trong một khoản thời gian tương ứng của năm trước. Giá trị trung bình của Chuỗi Cơ Bản trong suốt một chu kỳ mùa vụ sẽ là 1.0. Bất kỳ con số nào lớn hơn 1.0 thì có nghĩa là cầu trong thời kỳ đó cao hơn mức bình thường.
Đồng nghĩa: Base Index
Xem thêm: Seasonality
Basic Producer
Nhà sản xuất sản phẩm cơ bản
Một nhà sản xuất sử dụng nguồn lực tự nhiên để sản xuất ra nguyên liệu phục vụ các ngành công nghiệp khác. Ví dụ điển hình là một công ty thép sẽ chế biến quặng sắt để sản xuất ra các thanh thép; số khác thì sản xuất cao su, gương kính.
Batch Number
Số Lượt
Số thứ tự gắn với từng lượt vận hành sản xuất và dùng cho mục đích theo dõi dễ dàng.
Đồng nghĩa: Lot Number
Benchmarking
Lập chuẩn
Quá trình so sánh hiệu quả hoạt động với thực hành của các công ty dẫn đầu khác nhằm mục đích cải tiến hiệu quả. Các công ty cũng lập chuẩn nội bộ thông qua việc theo dõi và so sánh hiệu quả hoạt động hiện tại với quá khứ.
Benefit-cost ratio
Chỉ số lợi ích - chi phí
Một công cụ tính toán dùng trong việc lên kế hoạch chung; một chỉ số của tổng lợi ích đo lường được chia cho chi phí tài sản vốn ban đầu.
Best-in-Class
Tổ chức xuất sắc nhất
Một tổ chức, thường trong một ngành công nghiệp cụ thể, được đánh giá là xuất sắc trong một lĩnh vực cụ thể.
Best Practice
Kinh nghiệm thực hành xuất sắc
Chỉ một quy trình hay nhóm quy trình được đánh giá là phương cách tốt nhất để thực hiện một thao tác. Kinh nghiệm thực hành xuất sắc có thể thay đổi tùy theo từng ngành công nghiệp hay khu vực địa lý phụ thuộc vào môi trường ứng dụng. Kinh nghiệm thực hành xuất sắc có thể được áp dụng với nguồn lực, các hoạt động, các mục tiêu chi phí hay các quy trình.
Beta release
Bản Beta
Phiên bản thử nghiệm chưa chính thức của một sản phẩm được gửi tới khách hàng để đánh giá và phản hồi.
Bilateral Contract
Hợp đồng song phương
Một thỏa thuận mỗi bên đều đưa ra cam kết với bên kia.
Bill of Activities
Danh sách hoạt động
Một danh sách các hoạt động yêu cầu bởi một sản phẩm, dịch vụ, quy trình hay mục tiêu chi phí nào đó. Phiếu hoạt động bao gồm số lượng và hoặc chi phí cho mỗi hoạt động trong danh sách
Bill of Lading (BOL)
Vận Đơn
Chứng từ vận tải là bằng chứng hợp đồng vận chuyển bao gồm cả điều khoản giữa chủ hàng và nhà chuyên chở.
Bill of Material (BOM)
Danh sách nguyên liệu
Danh sách cơ cấu tất cả các nguyên liệu hay phụ kiện và số lượng cần để sản xuất một thành phẩm cụ thể nào đó, dây chuyền lắp ráp hay một phần nào đó.
Bill of Resources
Danh sách nguồn lực
Danh sách các nguồn lực cần thiết cho một hoạt động. Phiếu này thể hiện cả chi phí và số lượng nguồn lực.
Blanket Purchase Order
Một cam kết lâu dài với nhà cung cấp nguyên liệu. Thường các đơn hàng cố định liên quan đến một hạng mục sản phẩm với ngày giao hàng được quyết định trước.
Blanket Release
Việc cho phép xuất và/hoặc sản xuất sản phẩm của một hợp đồng Blanket
Blanket rate
Mức giá cố định
Mức giá không tăng tương ứng với khoảng cách hàng hóa được vận chuyển.
Bleeding Edge
Bất lợi cạnh tranh
Tiến trình hay công nghệ chưa được kiểm định được thực hiện sớm tạo ra bất lợi cạnh tranh.
Block diagram
Biểu đồ hình khối
Biểu đồ trình bày hoạt động, mối quan hệ và quan hệ tương quan của các bộ phận trong hệ thống. Các hộp, hay khối biểu thị các bộ phận; các đường liên kết giữa các khối thể hiện sự tương tác. Có hai loại biểu đồ hình khối: biểu đồ hình khối chức năng - trình bày các hệ thống con của một hệ thống và sản phẩm ở cấp độ thấp hơn và mối tương tác; và biểu đồ hình khối tin cậy - tương tự như biểu đồ hình khối chức năng ngoại trừ nó nhấn mạnh đến các mảng có ảnh hưởng đến sự ổn định và tin cậy của hệ thống.
Blocking bug
Lỗi gây tắc nghẽn
Lỗi này sẽ cản trở việc phân tích chi tiết hơn hay giám sát một bộ phận chức năng hay bất kỳ vấn đề nào ngăn cản sản phẩm xuất ra khỏi nhà máy.
Blow Through
Quy trình ảo
Quy trình MRP sử dụng “chứng từ vật liệu ảo” và cho phép lập luận MRP chuyển những yêu cầu trực tiếp từ thành phần ảo này đến những thành phần khác của hệ thống. Hệ thống MRP thường duy trì khả năng của hệ thống ở mức tối thiểu đối với lượng hàng tồn kho nào của bất kỳ thành phần nào.
Body of knowledge (BOK)
Kiến thức
Tổng hợp các kiến thức trong một lĩnh vực cụ thể mà một cá nhân nắm vững được xem xét hay chứng nhận như là một người thực hành.
Book Inventory
Tồn kho sổ sách
Định nghĩa kế toán về đơn vị hoặc giá trị tồn kho có được từ những dữ liệu tồn kho liên tục, không phải đếm thực tế.
Bookings
Đặt hàng
Tổng giá trị của tất cả các đơn hàng nhận được (nhưng có thể chưa xuất đi), tất cả các chiết khấu ròng, phiếu hàng, trợ giá, giảm giá.
Bonded Warehouse
Kho ngoại quan
Kho được sự phê duyệt của Cơ Quan Quản Lý và tuân theo qui định về tiền đặt cược/cam kết. Kho được sử dụng để lưu giữ hàng hóa cho đến khi thuế được trả và hàng hóa được giải phóng theo một số cách thức qui định.
Bottleneck
Tắc nghẽn
Sự ràng buộc, cản trở, hoặc kiểm soát hoạch định nhằm giới hạn sản lượng hoặc năng suất.
Bottom-up Replanning
Tái hoạch định từ dưới lên
Theo MRP đây là qui trình sử dụng những dữ liệu cơ sở để giải quyết vấn đề về nguyên liệu và những vấn đế khác. Qui trình này được hoàn thành bởi nhà hoạch định (không phải thông qua hệ thống máy tính) khi đánh giá ảnh hưởng của những giải pháp có thể xảy ra. Những giải pháp tiềm năng bao gồm rút ngắn thời gian vận chuyển, cắt giảm số lượng đơn hàng, thay thế nguyên liệu, thay đổi kế hoạch tổng thể.
Box-Jenkins Model
Mô hình hộp Jenkins
Phương pháp dự báo dựa vào mô hình hồi qui và trung bình cộng gia quyền. Mô hình này không chỉ dựa vào hồi qui của những biến số độc lập mà còn dựa vào những quan sát tại những độ trễ thời gian khác nhau và những giá trị lỗi trước đây để dự báo.
Boxcar
Toa xe
Toa xe ray dài khoảng 40-50 feet được sử dụng cho việc vận chuyển những hàng hóa đóng kiện hoặc hàng rời.
Bracing
Cột chặt
Sự gia cố lô hàng bên trong phương tiện của nhà chuyên chở để ngăn ngừa hư hại.
Bracketed Recall
Hủy bỏ
Việc hủy bỏ của khách hàng về một số lô sản phẩm nghi ngờ cộng với một số lô sản phẩm được sản xuất trước và sau lô sản phẩm nghi vấn này.
Branding
Đặt nhãn hiệu
Việc sử dụng tên, biểu tượng, thiết kế hoặc sự kết hợp những yếu tố này để giúp xác định một sản phẩm.
Breadman
Giao hàng
Biện pháp cụ thể của Kanban được sử dụng khi kết hợp những hoạt động bổ sung của người bán hàng. Trong giao hàng, nhân viên giao hàng sẽ đến địa điểm của khách hàng bỏ đầy hàng vào một container chỉ định hoặc giao hàng lại nơi lưu kho. Kích thước một đơn đặt hàng không được xác định cụ thể trên cơ sở liên tục cũng như trong việc khách hàng thậm chí không xác định được những yêu cầu của mỗi một lần giao hàng. Thay vào đó nhà cung cấp nhận trách nhiệm trong việc xác định số lượng cần thiết theo một nguyên tắc được xác định trước và giao theo số lượng yêu cầu.
Break-Bulk
Hàng rời
Hàng hóa được tách rời thành những lô hàng nhỏ hơn để chuyên chở đến người nhận hàng cuối cùng. Điều này được thực hiện bằng cách kết hợp những đơn hàng tại thời điểm xuất hàng khi mà những đơn hàng riêng lẻ được vận chuyển đến một khu vực cụ thể trong một lô hàng nhằm giảm chi phí.
Break-Even Chart
Sơ đồ hòa vốn
Công cụ đồ họa thể hiện đường tổng biến phí, định phí và tổng doanh thu. Giao điểm của những đường này được định nghĩa là điểm hòa vốn, nghĩa là điểm tại đó tổng doanh thu bằng tổng chi phí.
Break-Even Point
Điểm hòa vốn
Là điểm tại đó mức sản xuất hoặc lượng hàng bán ra sẽ không thu được lợi nhuận hoặc giảm lợi nhuận. Điểm hòa vốn là giao điểm giữa đường tổng doanh thu và đường tổng chi phí.
Bricks and Mortar
Cửa hàng kiểu truyền thống
Việc bán hàng tại một địa điểm xác định. Thực chất của hoạt động này là việc bán hàng được thực hiện thông qua Internet. Thuật ngữ này thể hiện sự so sánh giữa nền kinh tế cổ điển với nền kinh tế mới hoặc giữa nền kinh tế trong thời đại công nghiệp với nền kinh tế trong thời đại thông tin.
Broadband
Băng thông rộng
Kênh truyền dữ liệu tốc độ cao. Kênh băng thông rộng sử dụng sóng radio, cáp đồng trục hoặc cáp quang có độ dải tần rộng hơn đường dây điện thoại thông thường giúp truyền tải dữ liệu, hình, tiếng cùng một lúc.
Broken case
Trường hợp mở
Thuật ngữ này thường được sử dụng qua lại với thuật ngữ "repack" hoặc "less-than-full-case" để đặt tên cho một khu vực tại đó nguyên vật liệu được lấy ra theo cách đó.
Broker
Người môi giới
Là bên trung gian giữa người gửi hàng và hãng vận chuyển. Người môi giới sắp xếp phương tiện vận tải cho người gửi hàng và đại diện cho người chuyên chở.
Brokered Systems
Hệ thống liên kết
Hệ thống tin học độc lập sở hữu bởi những tổ chức độc lập kết nối với nhau theo một phương thức cho phép một hệ thống lấy được thông tin từ một hệ thống khác. Ví dụ, hệ thống máy tính của một khách hàng có thể xem được tình trạng đơn hàng từ máy tính của nhà cung cấp.
Browser
Trình duyệt
Tiện ích cho phép người sử dụng internet thu thập thông tin. Ví dụ, Netscape Navigator và Microsoft Explorer cho phép xem nội dung trên World Wide Web.
Bulletin Board
Bảng tin
Diễn đàn điện tử đăng các trao đổi, bài viết liên quan đến một chủ đề chung.
Bucketed System
Hệ thống phân đoạn theo thời gian
Hệ thống MRP, DRP hay hệ thống phân giai đoạn theo thời gian, theo đó tất cả những dữ liệu được tích lũy theo từng giai đoạn thời gian. Nếu giai đoạn tích lũy là một tuần thì hệ thống đó được xem là hệ thống có phân đoạn hàng tuần.
Bucketless system
Hệ thống phân đoạn không theo thời gian
Hệ thống MRP, DRP hay hệ thống phân giai đoạn theo thời gian theo đó tất cả những dữ liệu được xử lý, lưu trữ và thường được hiển thị thông qua việc sử dụng những mẫu tin hiện hành chứ không sử dụng dữ liệu trong một thời gian xác định.
Buffer
Bộ đệm
1) Số lượng nguyên vật liệu chờ để xử lý thêm, liên quan đến nguyên liệu thô, bán thành phẩm hoặc số lượng công việc chưa được thực hiện được duy trì có chủ đích phía sau một trung tâm công việc.
2) Theo lý thuyết ràng buộc, bộ đệm có thể là thời gian hoặc nguyên liệu, sản lượng hỗ trợ và/hoặc hiệu quả thực hiện tới hạn. Bộ đệm có thể được duy trì trong một ràng buộc, những điểm hội tụ (với một phần ràng buộc), những điểm phân kỳ và những điểm xuất hàng.
Buffer Management
Quản lý bộ đệm
Theo lý ràng buộc, một qui trình trong đó tất cả tiến hành trong một phân xưởng được thực hiện bởi kế hoạch được thiết lập trong những bộ đệm (ràng buộc, xuất hàng, bộ đệm dây chuyền). Bằng cách chuyển các nguyên liệu vào bộ đệm hệ thống sẽ giúp tránh được tình trạng trì trệ tại một ràng buộc nào đó và lỡ ngày tới hạn của khách hàng. Hơn nữa, những nguyên nhân của những thành phần mất mát từ bộ đệm sẽ được xác định và tần suất xảy ra được sử dụng để ưu tiên những hoạt động cải tiến.
Buffer Stock
(Xem Safety Stock)
Bulk area
Khu vực hàng rời
Khu lưu giữ số lượng lớn hàng hóa tại đó chất hàng được quản lý hiệu quả bằng pallet.
Bulk storage
Kho chứa hàng rời
Qui trình lưu kho nguyên liệu và kiện với số lượng lớn, thường sử dụng container hoặc hộp đóng gói ban đầu.
Bulk packing
Đóng gói hàng rời
Qui trình đặt một số những thùng carton hoặc hộp nhỏ trong một hộp lớn nhằm hỗ trợ cho việc di chuyển sản phẩm và ngăn ngừa hư hại hoặc mất mát những thùng carton hoặc hộp nhỏ.
Bullwhip Effect
Ảnh hưởng dây chuyền
Một thay đổi cực độ tại một điểm trên của chuỗi cung ứng tạo ra một thay đổi nhỏ trong nhu cầu bên dưới của chuỗi cung ứng. Tồn kho có thể nhanh chóng di chuyển từ việc đặt hàng ngược lại đến việc thặng dư. Điều này gây ra bởi bản chất liên tục của các đơn hàng bên trên chuỗi với sự chậm trễ vận chuyển vốn có khi di chuyển sản phẩm xuống bên dưới chuỗi. Ảnh hưởng dây chuyền có thể được loại bỏ bằng cách đồng bộ hóa chuỗi cung ứng.
Burn Rate
Tỷ lệ chi tiêu
Tỷ lệ sử dụng tiền mặt trong kinh doanh. Tỷ lệ chi tiêu được sử dụng để xác định nhu cầu tiền mặt trên cơ sở liên tục. Tỷ lệ chi tiêu $50,000 nghĩa là công ty chi tiêu $50,000 trong một tháng trong dòng chảy vào của tiền tệ để duy trì công việc kinh doanh. Công ty sẽ tính toán tỷ lệ chi tiêu này để nằm rõ thời gian bao lâu công ty cần phải có nhiều tiền hơn hoặc cho thấy dòng chảy tiền mặt dương.
[B]Business Activity Monitoring (BAM)
Giám sát hoạt động kinh doanh [/B]
Ám chỉ hoạt động thu thập dữ liệu khai thác thực tế giúp cho công ty phản ứng kịp thời với các biến cố. Hoạt động này thường được thực hiện thông qua phần mềm và bao gồm những đặc điểm cung cấp những cảnh báo/thông báo khi những sự kiện cụ thể xảy ra.
Xem: Supply Chain Event Management
Business Application
Trình ứng dụng kinh doanh
Bất kỳ một chương trình máy tính nào được tạo ra để giải quyết một vấn đề hoặc chức năng kinh doanh cụ thể.
Business Continuity Plan (BCP)
Kế hoạch duy trì kinh doanh
Kế hoạch đối phó duy trì hoạt động trong những giai đoạn rủi ro cao như tình trạng rối loạn về lao động, thiên tai. CSCMP đưa ra những đề xuất giúp đỡ các công ty thực hiện kế hoạch duy trì kinh doanh.
Business Logistics
Logistics trong kinh doanh
Những hoạt động có hệ thống và phối hợp nhằm di chuyển và cung cấp kho chứa hàng hóa (nguyên liệu thô, bộ phận, thành phẩm) thông qua dịch vụ của người bán hàng/nhà cung cấp từ cơ sở của công ty đến khách hàng (thị trường) và những hoạt động phối hợp - đóng gói, xử lý đơn hàng...- theo một phương thức hiệu quả để giúp cho tổ chức đóng góp vào những tiêu rõ ràng của công ty.
Business Plan
Kế hoạch kinh doanh
1) Chiến lược dài hạn trong đó bao gồm mục tiêu doanh thu, chi phí, lợi nhuận kết hợp với ngân sách, bảng cân đối kế toán, dòng chảy tiền tệ (nguồn vốn và việc sử dụng ngân quỹ). Kế hoạch kinh doanh thường thể hiện bằng tiền mặt và tập hợp theo nhóm sản phẩm. Kế hoạch kinh doanh sau đó được chuyển thành kế hoạch chức năng mang tính sách lược được đồng bộ hóa thông qua qui trình hoạch định sản xuất (hoặc qui trình hoạch định bán hàng và khai thác). Mặc dù thường được thể hiện theo những cách khác nhau, những kế hoạch sách lược này sẽ phù hợp với nhau và với kế hoạch kinh doanh chung.
Xem: long-term planning, strategic plan.
2) Bộ hồ sơ bao gồm những chi tiết kinh doanh (tổ chức, chiến lược, sách lược tài chính) được chuẩn bị bởi một nhà doanh nghiệp để hoạch định cho một công việc kinh doanh mới.
Business Performance Measurement (BPM)
Đo đạc hiệu quả kinh doanh
Kỹ thuật sử dụng hệ thống những mục tiêu và đơn vị đo để giám sát hiệu quả hoạt động. Việc phân tích những kết quả này có thể giúp cho doanh nghiệp đặt ra những mục đích kinh doanh theo từng giai đoạn sau đó cung cấp phản hồi cho các nhà quản lý về tiến trình đạt được những mục tiêu này. Một biện pháp đo cụ thể có thể được so sánh theo thời gian và với mục tiêu được định sẵn hoặc được đánh giá cùng với những biện pháp khác.
Business Process Outsourcing (BPO)
Thuê ngoài qui trình kinh doanh
Thuê ngoài những chức năng không quan trọng cho những bên thứ ba. Những chức năng được thuê ngoài bao gồm logistics, khoản phải trả, khoản phải thu, tiền lương và nhân sự. Những lĩnh vực khác có thể là phát triển IT hoặc quản lý toàn bộ những chức năng IT của công ty.
Business Process Reengineering (BPR)
Tái lập qui trình kinh doanh
Việc tái tư duy cơ bản nhằm vào thiết kế lại một cách triệt để những qui trình kinh doanh để đạt được kết quả của tổ chức cực kỳ tốt hơn.
Business-to-Business (B2B)
Kinh doanh điện tử giữa các doanh nghiệp với nhau
Đối ngược với thuật ngữ business-to-consumer (B2C). Nhiều công ty hiện nay tập trung vào chiến lược này và các trang web của công ty nhắm vào kinh doanh (bán sỉ) và chỉ có các tổ chức khác mới có thể truy cập hoặc mua sản phẩm trên trang web này. Những nhà phân tích Internet dự báo đây sẽ là phân khúc lớn nhất trên Web.
Business-to-Consumer (B2C)
Kinh doanh điện tử từ doanh nghiệp đến người tiêu dùng Hàng trăm trang web kinh doanh điện tử bán sản phẩm trực tiếp đến khách hàng được xem là B2C. Sự phân biệt này quan trọng khi so sánh trang web này là B2B khi mô hình kinh doanh toàn bộ, chiến lược, việc thực thi, hoàn thành là khác nhau.
Business Unit
Đơn vị kinh doanh
Một bộ phận hoặc một phân khúc của một tổ chức thường được xem là một trung tâm lời-và-lỗ tách biệt.
Buyer Behavior
Hành vi người mua hàng
Cách thức các cá nhân hoặc tổ chức cư xử khi mua hàng. Khái niệm hướng về khách hàng khám phá những nhu cầu của khách hàng và điều chỉnh tài nguyên của tổ chức để đáp ứng nhu cầu thỏa mãn hàng hóa và dịch vụ.
Byte - Byte
Thuật ngữ máy tính được dùng để định nghĩa một chuỗi 7 hoặc 8 bit, hoặc những con số nhị phân. Độ dài của chuỗi đại diện cho số lượng dữ liệu. Đơn vị 8-bit byte có thể đại diện cho nhiều ký tự số đặc biệt, 26 ký tự chữ cái thường và chữ cái hoa, 10 con số, tổng cộng 256 tổ hợp.
Bảng tin
Diễn đàn điện tử đăng các trao đổi, bài viết liên quan đến một chủ đề chung.
Bucketed System
Hệ thống phân đoạn theo thời gian
Hệ thống MRP, DRP hay hệ thống phân giai đoạn theo thời gian, theo đó tất cả những dữ liệu được tích lũy theo từng giai đoạn thời gian. Nếu giai đoạn tích lũy là một tuần thì hệ thống đó được xem là hệ thống có phân đoạn hàng tuần.
Bucketless system
Hệ thống phân đoạn không theo thời gian
Hệ thống MRP, DRP hay hệ thống phân giai đoạn theo thời gian theo đó tất cả những dữ liệu được xử lý, lưu trữ và thường được hiển thị thông qua việc sử dụng những mẫu tin hiện hành chứ không sử dụng dữ liệu trong một thời gian xác định.
Buffer
Bộ đệm
1) Số lượng nguyên vật liệu chờ để xử lý thêm, liên quan đến nguyên liệu thô, bán thành phẩm hoặc số lượng công việc chưa được thực hiện được duy trì có chủ đích phía sau một trung tâm công việc.
2) Theo lý thuyết ràng buộc, bộ đệm có thể là thời gian hoặc nguyên liệu, sản lượng hỗ trợ và/hoặc hiệu quả thực hiện tới hạn. Bộ đệm có thể được duy trì trong một ràng buộc, những điểm hội tụ (với một phần ràng buộc), những điểm phân kỳ và những điểm xuất hàng.
Buffer Management
Quản lý bộ đệm
Theo lý ràng buộc, một qui trình trong đó tất cả tiến hành trong một phân xưởng được thực hiện bởi kế hoạch được thiết lập trong những bộ đệm (ràng buộc, xuất hàng, bộ đệm dây chuyền). Bằng cách chuyển các nguyên liệu vào bộ đệm hệ thống sẽ giúp tránh được tình trạng trì trệ tại một ràng buộc nào đó và lỡ ngày tới hạn của khách hàng. Hơn nữa, những nguyên nhân của những thành phần mất mát từ bộ đệm sẽ được xác định và tần suất xảy ra được sử dụng để ưu tiên những hoạt động cải tiến.
Buffer Stock
(Xem Safety Stock)
Bulk area
Khu vực hàng rời
Khu lưu giữ số lượng lớn hàng hóa tại đó chất hàng được quản lý hiệu quả bằng pallet.
Bulk storage
Kho chứa hàng rời
Qui trình lưu kho nguyên liệu và kiện với số lượng lớn, thường sử dụng container hoặc hộp đóng gói ban đầu.
Bulk packing
Đóng gói hàng rời
Qui trình đặt một số những thùng carton hoặc hộp nhỏ trong một hộp lớn nhằm hỗ trợ cho việc di chuyển sản phẩm và ngăn ngừa hư hại hoặc mất mát những thùng carton hoặc hộp nhỏ.
Bullwhip Effect
Ảnh hưởng dây chuyền
Một thay đổi cực độ tại một điểm trên của chuỗi cung ứng tạo ra một thay đổi nhỏ trong nhu cầu bên dưới của chuỗi cung ứng. Tồn kho có thể nhanh chóng di chuyển từ việc đặt hàng ngược lại đến việc thặng dư. Điều này gây ra bởi bản chất liên tục của các đơn hàng bên trên chuỗi với sự chậm trễ vận chuyển vốn có khi di chuyển sản phẩm xuống bên dưới chuỗi. Ảnh hưởng dây chuyền có thể được loại bỏ bằng cách đồng bộ hóa chuỗi cung ứng.
Burn Rate
Tỷ lệ chi tiêu
Tỷ lệ sử dụng tiền mặt trong kinh doanh. Tỷ lệ chi tiêu được sử dụng để xác định nhu cầu tiền mặt trên cơ sở liên tục. Tỷ lệ chi tiêu $50,000 nghĩa là công ty chi tiêu $50,000 trong một tháng trong dòng chảy vào của tiền tệ để duy trì công việc kinh doanh. Công ty sẽ tính toán tỷ lệ chi tiêu này để nằm rõ thời gian bao lâu công ty cần phải có nhiều tiền hơn hoặc cho thấy dòng chảy tiền mặt dương.
[B]Business Activity Monitoring (BAM)
Giám sát hoạt động kinh doanh [/B]
Ám chỉ hoạt động thu thập dữ liệu khai thác thực tế giúp cho công ty phản ứng kịp thời với các biến cố. Hoạt động này thường được thực hiện thông qua phần mềm và bao gồm những đặc điểm cung cấp những cảnh báo/thông báo khi những sự kiện cụ thể xảy ra.
Xem: Supply Chain Event Management
Business Application
Trình ứng dụng kinh doanh
Bất kỳ một chương trình máy tính nào được tạo ra để giải quyết một vấn đề hoặc chức năng kinh doanh cụ thể.
Business Continuity Plan (BCP)
Kế hoạch duy trì kinh doanh
Kế hoạch đối phó duy trì hoạt động trong những giai đoạn rủi ro cao như tình trạng rối loạn về lao động, thiên tai. CSCMP đưa ra những đề xuất giúp đỡ các công ty thực hiện kế hoạch duy trì kinh doanh.
Business Logistics
Logistics trong kinh doanh
Những hoạt động có hệ thống và phối hợp nhằm di chuyển và cung cấp kho chứa hàng hóa (nguyên liệu thô, bộ phận, thành phẩm) thông qua dịch vụ của người bán hàng/nhà cung cấp từ cơ sở của công ty đến khách hàng (thị trường) và những hoạt động phối hợp - đóng gói, xử lý đơn hàng...- theo một phương thức hiệu quả để giúp cho tổ chức đóng góp vào những tiêu rõ ràng của công ty.
Business Plan
Kế hoạch kinh doanh
1) Chiến lược dài hạn trong đó bao gồm mục tiêu doanh thu, chi phí, lợi nhuận kết hợp với ngân sách, bảng cân đối kế toán, dòng chảy tiền tệ (nguồn vốn và việc sử dụng ngân quỹ). Kế hoạch kinh doanh thường thể hiện bằng tiền mặt và tập hợp theo nhóm sản phẩm. Kế hoạch kinh doanh sau đó được chuyển thành kế hoạch chức năng mang tính sách lược được đồng bộ hóa thông qua qui trình hoạch định sản xuất (hoặc qui trình hoạch định bán hàng và khai thác). Mặc dù thường được thể hiện theo những cách khác nhau, những kế hoạch sách lược này sẽ phù hợp với nhau và với kế hoạch kinh doanh chung.
Xem: long-term planning, strategic plan.
2) Bộ hồ sơ bao gồm những chi tiết kinh doanh (tổ chức, chiến lược, sách lược tài chính) được chuẩn bị bởi một nhà doanh nghiệp để hoạch định cho một công việc kinh doanh mới.
Business Performance Measurement (BPM)
Đo đạc hiệu quả kinh doanh
Kỹ thuật sử dụng hệ thống những mục tiêu và đơn vị đo để giám sát hiệu quả hoạt động. Việc phân tích những kết quả này có thể giúp cho doanh nghiệp đặt ra những mục đích kinh doanh theo từng giai đoạn sau đó cung cấp phản hồi cho các nhà quản lý về tiến trình đạt được những mục tiêu này. Một biện pháp đo cụ thể có thể được so sánh theo thời gian và với mục tiêu được định sẵn hoặc được đánh giá cùng với những biện pháp khác.
Business Process Outsourcing (BPO)
Thuê ngoài qui trình kinh doanh
Thuê ngoài những chức năng không quan trọng cho những bên thứ ba. Những chức năng được thuê ngoài bao gồm logistics, khoản phải trả, khoản phải thu, tiền lương và nhân sự. Những lĩnh vực khác có thể là phát triển IT hoặc quản lý toàn bộ những chức năng IT của công ty.
Business Process Reengineering (BPR)
Tái lập qui trình kinh doanh
Việc tái tư duy cơ bản nhằm vào thiết kế lại một cách triệt để những qui trình kinh doanh để đạt được kết quả của tổ chức cực kỳ tốt hơn.
Business-to-Business (B2B)
Kinh doanh điện tử giữa các doanh nghiệp với nhau
Đối ngược với thuật ngữ business-to-consumer (B2C). Nhiều công ty hiện nay tập trung vào chiến lược này và các trang web của công ty nhắm vào kinh doanh (bán sỉ) và chỉ có các tổ chức khác mới có thể truy cập hoặc mua sản phẩm trên trang web này. Những nhà phân tích Internet dự báo đây sẽ là phân khúc lớn nhất trên Web.
Business-to-Consumer (B2C)
Kinh doanh điện tử từ doanh nghiệp đến người tiêu dùng Hàng trăm trang web kinh doanh điện tử bán sản phẩm trực tiếp đến khách hàng được xem là B2C. Sự phân biệt này quan trọng khi so sánh trang web này là B2B khi mô hình kinh doanh toàn bộ, chiến lược, việc thực thi, hoàn thành là khác nhau.
Business Unit
Đơn vị kinh doanh
Một bộ phận hoặc một phân khúc của một tổ chức thường được xem là một trung tâm lời-và-lỗ tách biệt.
Buyer Behavior
Hành vi người mua hàng
Cách thức các cá nhân hoặc tổ chức cư xử khi mua hàng. Khái niệm hướng về khách hàng khám phá những nhu cầu của khách hàng và điều chỉnh tài nguyên của tổ chức để đáp ứng nhu cầu thỏa mãn hàng hóa và dịch vụ.
Byte - Byte
Thuật ngữ máy tính được dùng để định nghĩa một chuỗi 7 hoặc 8 bit, hoặc những con số nhị phân. Độ dài của chuỗi đại diện cho số lượng dữ liệu. Đơn vị 8-bit byte có thể đại diện cho nhiều ký tự số đặc biệt, 26 ký tự chữ cái thường và chữ cái hoa, 10 con số, tổng cộng 256 tổ hợp.
0 comments:
Post a Comment