Thuật Ngữ Chuỗi Cung Ứng & Logistics "O"
Obsolete Inventory:Hàng tồn kho không bán đượcHàng hóa tồn kho theo dự đoán sẽ không còn nhu cầu đối với hàng hóa đó nữa. Một điều kiện để trở nên lỗi thời. Việc phát triển những sản phẩm mới sẽ khiến các sản phẩm cũ mất đi lợi thế cạnh tranh khiến chúng mất đi giá trị.
Ocean Bill of Lading:Vận đơn đường biểnVận đơn do các hãng vận tải đường biển gởi cho các khách hàng của mình.
OEE: (Xem Overall Equipment Effectiveness)
OEM: (Xem Original Equipment Manufacturer)
Offer: (Xem Tender)
Offline: Thuật ngữ máy tính mô tả công việc được thực hiện bên ngoài hệ thống máy tính hay một bên ngoài một quy trình chính trực thuộc hệ thống liên hiệp. Về mặt tổng quát, thuật ngữ này mô tả bất kỳ tình huống nào trong đó thiết bị không thể sử dụng được hay các cá nhân không thể liên lạc được.
Offshore: Thuê ngoàiViệc sử dụng nhà cung cấp dịch vụ thuê ngoài (nhà sản xuất hay qui trình kinh doanh) tại một nơi khác bên ngoài đất nước nơi công ty thuê ngoài tọa lạc.
Offshoring:Quá trình thuê ngoài Việc dời những hoạt động trong nước như sản xuất sang một nước khác.
On-Demand:Theo nhu cầuLiên quan đến những công việc chỉ được tiến hành khi có nhu cầu, đặc biệt được sử dụng đối với những sản phẩm chỉ được sản xuất hay lắp ráp khi khách hàng có đơn hàng.
On-Hand Balance:Số dư thực tếSố lượng hàng được thể hiện trên các biên bảng lưu kho là đang tồn tại trong kho hàng.
On order:Theo đơn hàngSố lượng hàng đã được chuyển đến một địa điểm hay cửa hàng bán lẻ. Bao gồm tất cả những đơn hàng có được, bao gồm, nhưng không giới hạn trong, những đơn hàng đang vận chuyển, những đơn hàng đang được thu gom và những đơn hàng đang được xử lý thông qua dịch vụ khách hàng.
On-Line Receiving:Nhận hàng trực tuyếnMột hệ thống trong đó các thiết bị máy tính đầu cuối được sử dụng tại mỗi điểm tiếp nhận và nhân viên vận hành nhập các món hàng vào hệ thống khi chúng được dỡ xuống.
On Time In Full (OTIF):Đầy đủ đúng hạnViệc giao hàng theo đơn hàng trong đó cam kết 98% đơn hàng sẽ được giao một lần theo đúng thời gian yêu cầu.
One-Way Networks:Mạng một chiềuNhững lợi thế nói chung chỉ thuộc về người bán hoặc người mua chứ không thuộc cả hai. Các website B2C là những mạng một chiều.
Online:Trực tuyếnThuật ngữ máy tính mô tả những hoạt động được thực hiện qua hệ thống máy tính.
Open-to-Buy:Mua hàng để mởKỹ thuật quản lý tổng lượng hàng tồn kho trong đó việc cho phép mua hàng được thực hiện mà không cần liên hệ đến các nhà cung cấp cụ thể nào. việc cấp phép này sau đó sẽ được xem xét lại thông qua công tác quản lý sử dụng những biện pháp như là xem giá hàng và xem thời gian.
Operational Performance Measurements:Tính toán năng lực hoạt động1) Trong cách quản lý truyền thống, việc tính toán năng lực liên quan đến máy móc, nhân công, hay năng suất của các bộ phận. Việc tính toán năng lực này thường không mấy tương quan với năng lực tổ chức. 2) Theo lý thuyết, việc tính toán năng lực tất yếu phải liên quan đến tính toán năng lực tổ chức, vật liệu đầu vào, lượng hàng tồn kho và chi phí hoạt động là những ví dụ. Xem thêm: Performance Measures
Operating ratio:Tỉ lệ hoạt độngViệc tính toán hiệu suất hoạt động theo công thức: (Chi phí hoạt động / Doanh thu) x 100
Optimization:Tối ưu hóaQuy trình nhằm làm cho cái gì đó trở nên tốt hay hiệu quả hết mức có thể từ những nguồn có sẵn.
Option:Tùy chọnMột sự lựa chọn do khách hàng hay công ty quyết định khi yêu cầu sản phẩm sau cùng. Trong nhiều công ty, thuật ngữ tùy chọn nghĩa là một sự lựa chọn bắt buộc trong một số lượng giới hạn.
Optional Replenishment Model:Phương thức bổ sung hàng tùy chọnMột hình thức quản lý nhu cầu độc lập, trong đó việc xem xét lượng hàng tồn kho trên thực tế và theo yêu cầu được thực hiện tại những thời điểm nhất định. Nếu số lượng thực tế thấp hơn một ngưỡng nào đó, số lượng đặt hàng thêm sẽ được tính bằng M-x, trong đó M là lượng hàng tồn kho tối đa và x là lượng hàng tồn kho hiện tại. R là điểm đặt hàng thêm, có thể được định trước hay tuỳ theo lượng hàng tồn kho. Và trong cả hai trường hợp, R phải đủ lớn để đảm bảo được nhu cầu tối đa vào thời điểm xem xét cộng với thời gian chờ bổ sung. Xem thêm: Fixed Reorder Cycle Inventory Model, Fixed Reorder Quantity Inventory Model, Hybrid Inventory System, Independent Demand Item Management Models
Order:Đơn hàngMột hình thức yêu cầu đối với hàng hóa hay dịch vụ như là đơn hàng mua, đơn hàng bán, đơn hàng lao động…
Order Batching:Thu gom đơn hàngViệc tìm kiếm và thu gom các đơn hàng trước khi chúng được gởi tới nhà sản xuất.
Order Complete Manufacture to Customer Receipt of Order:Thời gian hoàn thành đến lúc giao cho khách hàngThời gian trung bình từ khi một đơn hàng chuẩn bị được vận chuyển cho đến khi khách hàng nhận được hàng, bao gồm những yếu tố phụ sau: thời gian gom hàng và đóng gói, chuẩn bị vận chuyển, tổng thời gian vận chuyển tất cả các thành phần đến điểm tập kết, thời gian tập kết, sắp xếp, và thời gian vận chuyển đến tay khách hàng.
Order Consolidation Profile:Tập kết đơn hàngNhững hoạt động đi kèm với việc hoàn thành một đơn hàng của khách hàng bằng cách thu gom tất cả các mặt hàng khách hàng yêu cầu về một địa điểm. Một số những mặt hàng này có thể được lấy từ dây chuyền sản xuất, số khác có thể lấy từ trong kho hàng.
Order Cycle:Chu trình đặt hàngThời gian và quy trình tính từ khi lập đơn hàng đến khi hàng được vận chuyển đi.
Order Entry and Scheduling:Nhận và lập kế hoạch cho đơn hàngQuá trình nhận các đơn hàng từ khách hàng và đưa chúng vào hệ thống xử lý đơn hàng của công ty. Đơn hàng có thể được nhận qua điện thoại, fax, hay phương tiện truyền thông điện tử. Các hoạt động này có thể bao gồm việc kiểm tra “kỹ thuật” các đơn hàng nhằm đảm bảo việc thực hiện và đưa ra giá chính xác, kiểm tra tín dụng của khách hàng và chấp nhận hình thức thanh toán, xác nhận và tính toán lượng hàng trong kho (cả thực tế và theo dự tính), thương thảo và xác định ngày giao hàng.
Order Entry Complete to Start Manufacture:Thời gian hoàn tất nhận đơn hàng đến khi bắt đầu sản xuấtThời gian trung bình từ khi hoàn thành việc nhận đơn hàng cho đến khi bắt đầu việc sản xuất, bao gồm những yếu tố sau: thời gian đợi đơn hàng, thời gian tính toán và xác lập.
Order Fulfillment Lead Times:Thời gian hoàn thành đơn hàng Thời gian trung bình từ khi nhận đơn hàng cho đến khi khách hàng nhận được hóa đơn nhận hàng đối với một chiến lược sản xuất cụ thể (sản xuất để lưu kho, sản xuất theo đơn hàng, thu gom/đóng gói theo đơn hàng,thiết kế theo đơn hàng). Thời gian vượt mức gây ra do những đơn hàng trước khoản thời gian nấht định sẽ không được tính. (Một yếu tố trong tổng thời gian phản hồi trong chuỗi cung ứng)Cách tính:Tổng thời gian hoàn tất trung bình: [Chữ ký khách hàng/Biên nhận đặt hàng] + [Biên nhận đặt hàng đến khi tiếp nhận đơn hàng] + [Hoàn tất tiếp nhận đơn hàng đến khi bắt đầu sản xuất] + [Bắt đầu sản xuất đến khi hoàn thành sản xuất] + [Hoàn thành sản xuất đến khi khách hàng nhận được hóa đơn nhận hàng] + [Khách hàng nhận hóa đơn đến khi hoàn tất lắp đặt]Lưu ý: các yếu tố trong thời hạn hoàn tất đơn hàng là cộng thêm. Không phải tất cả mọi yếu tố đều được áp dụng đối với tất cả các chiến lược sản xuất. Ví du như đối với việc sản xuất để lưu kho, thời gian từ khi bắt đầu sản xuất đến khi hoàn tất là bằng 0.
Order Interval:Khoản thời gian giữa các đơn hàngKhoản thời gian đệm giữa thời điểm xác lập đơn hàng.
Order Level System:Hệ thống cấp độ đơn hàng(Xem Fixed Reorder Cycle Inventory Model)
Order Management:Quản lý đơn hàngViệc lập kế hoạch, hướng dẫn, chỉ đạo, và kiểm tra các quy trình liên quan đến các đơn đặt hàng của khách hàng, đơn đặt hàng sản xuất và đơn đặt hàng mua. Đối với đơn đặt hàng của khách hàng, việc quản lý đơn hàng bao gồm, đơn hàng triển vọng, nhận đơn hàng, thu gom hàng, đóng gói và vận chuyển, xuất hóa đơn và thanh toán theo tài khoản khách hàng. Đối với đơn đặt hàng sản xuất, việc quản lý đơn hàng bao gồm, hoạch định, sản xuất, kiểm tra và tiếp nhận hàng lưu kho. Đối với đơn đặt hàng mua, việc quản lý đơn hàng bao gồm, xác lập đơn hàng, kiểm tra, tiếp nhận, chấp thuận và thanh toán cho nhà cung cấp.
Order Management Costs:Chi phí quản lý đơn hàngMột trong những yếu tố cấu thành tổng chi phí quản lý chuỗi cung ứng của một công ty. Những chi phí này bao gồm:1. Giới thiệu và duy trì sản phẩm mới: Việc này bao gồm những chi phí như đưa sản phẩm mới ra thị trường, duy trì các sản phẩm được tung ra, xác định đặc tính sản phẩm, quyết định số lượng và việc đóng gói, công bố lịch trình khả thi, giới thiệu và cập nhật, và quản lý cơ sở dữ liệu của sản phẩm.2. Tìm kiếm đơn đặt hàng của khách hàng: Bao gồm chi phí cho việc tìm kiếm và định giá đơn hàng và chuẩn bị các tải liệu liên quan đến đơn hàng.3. Nhận và duy trì đơn hàng: Bao gồm chi phí cho việc duy trì cơ sở dữ liệu của khách hàng, kiểm tra tín dụng, nhận đơn hàng mới, và thêm các đơn hàng mới vào hệ thống đơn hàng cũng như những bổ sung về sau.4. Quản lý hợp đồng/chương trình và kênh phân phối: Bao gồm chi phí liên quan đến thương thảo hợp đồng, kiểm tra các quy trình và báo cáo tình hình thực hiện hợp đồng cho khách hàng, bao gồm quản lý các vấn đề liên quan đến chất lượng hay bảo hành.5. Lập kế hoạch lắp đặt: bao gồm những chi phí liên quan đến thiết kế lắp đặt, lên kế hoạch và thay đổi bổ sung, giải quyết việc hủy bỏ và lập kế hoạch cho lắp đặt.6. Hoàn thành đơn hàng: Bao gồm những chi phí liên quan đến xử lý đơn hàng, xác định địa điểm lưu hàng, đặt hàng từ các nhà cung cấp trong hay ngoài nước, lên kế hoạch vận chuyển, báo cáo tỉnh trang đơn hàng và tiến hành vận chuyển.7. Phân phối: Bao gồm những chi phí liên quan đến kho bãi và quản lý kho bãi, nhận và lưu trữ hàng hóa thành phẩm, vận chuyển, thu gom và tập trung hàng, chọn hãng vận tải và phân loại sản phẩm/ hệ thống. 8. Vận chuyển, phí vận chuyển ra nước ngoài và thuế: Bao gồm các chi phí liên quan đến cước phí vận chuyển từ nơi sản xuất đến người tiêu dùng hoặc kênh phân phối mà công ty phải trả. 9. Lắp đặt: bao gồm các chi phí liên quan đến kiểm tra việc chuẩn bị địa điểm, lắp đặt, chứng nhận và cho phép lập hóa đơn. 10. Lập hóa đơn/nhận thanh toán: Bao gồm những chi phí liên quan đến lập hóa đơn, nhận thanh toán từ khách hàng và xác nhận biên nhận của khách hàng.
Order Picking:Thu gom đơn hàngViệc lựa chọn hay “thu gom” một số lượng những sản phẩm cụ thể được yêu cầu để vận chuyển đến địa điểm đóng gói hàng (thông thường là theo yêu cầu của một hoặc nhiều đơn hàng vận chuyển đường biển) và việc lập hồ sơ chứng minh hàng hóa được vận chuyển từ một địa điểm đến khi được chất lên tàu. Xem thêm: Batch Picking, Discrete Order Picking,Zone Picking
Order Point – Order Quantity System:Hệ thống điểm đặt hàng-số lượng đặt hàngPhương pháp quản lý hàng lưu kho theo đó đơn hàng được lập đối với một lô hàng nào đó khi lượng hàng thực tế giảm đến một mức định trước được gọi là điểm đặt hàng. Xem thêm: Fixed Reorder Quantity Inventory Model, Hybrid system
Order Processing:Xử lý đơn hàngNhững hoạt động đi kèm với việc thực hiện những đơn hàng của khách hàng.
Order Promising:Đảm bảo đơn hàng Qui trình thực hiện một cam kết giao hàng, ví dụ như trả lời cho câu hỏi “Khi nào có thể chuyển hàng?” Đối với các sản phẩm sản xuất theo đơn đặt hàng, việc này thường bao gồm kiểm tra vật liệu và công suất. Xem thêm: Available-to-Promise
Order Receipt to Order Entry Complete:Từ nhận đơn hàng đến hoàn tất ghi nhận đơn hàng Thời gian trung bình từ khi nhận được đơn hàng của khách hàng cho đến khi hoàn tất ghi nhận đơn hàng đó, gồm những bước sau: xác nhận lại đơn hàng, kiểm tra tính năng sản phẩm, kiểm tra tín dụng, và lập kế hoạch sản xuất đơn hàng.Lưu ý: cần phân biệt rõ các sản phẩm sản xuất theo đơn hàng, định dạng/đóng gói theo đơn hàng, thiết kế theo đơn hàng và sản xuất để lưu kho.
Origin:Xuất xứ Địa điểm nơi bắt đầu vận chuyển hàng hóa.
Original Equipment Manufacturer (OEM):Nhà sản xuất thiết bị gốcTương tự, các sản phẩm được cung cấp cho nhà sản xuất thiết bị gốc hay được bán dưới dạng những bộ phận lắp ráp. Ví dụ, các động cơ có thể được bán cho một OEM để sử dụng như nguồn điện cho các máy phát điện của công ty đó.
OS&D: (Xem Over, Short and Damaged)
OTIF: (Xem On Time In Full)
Out Of Stock:Hết hàngTình trạng không còn hàng trong kho tại một địa điểm nào đó để phân phối hay bán cho khách hàng (không còn hàng trong kho).
Outbound Consolidation:Gộp chung hàng vận chuyển ra nước ngoàiViệc gộp chung một số hàng nhỏ lẻ cần vận chuyển đến nhiều khách hàng khác nhau thành một lô hàng lớn. Lô hàng lớn này sau đó được vận chuyển đến một địa điểm gần nơi của khách hàng và được chia nhỏ ra tại đó và sau đó những lô hàng nhỏ được phân phối đến cho khách hàng. Việc này có thể giảm được tổng chi phí vận chuyển trong khi nhiều gói hàng nhỏ được vận chuyển mỗi ngày. Xem thêm: Break Bulk
Outbound Logistics:Logistics ngoài nướcQui trình liên quan đến vận chuyển và lưu kho các sản phẩm từ khâu cuối cùng trong dây chuyền sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng.
Outlier:Điểm nổi bậtMột điểm dữ liệu khác biệt rõ ràng so với những dữ liệu khác có thể xem như một hiện tượng. Ví dụ, nếu doanh số trung bình của một sản phẩm là 10 đơn vị trong một tháng, và vào một tháng nào đó sản phẩm đó đạt doanh số là 500 đơn vị thì điểm doanh số này có thể được xem như là điểm nổi bật. Xem thêm: Abnormal Demand
Outpartnering:Kết hợp với bên ngoàiQuá trình thiết lập quan hệ đối tác thân thiết giữa nhà cung cấp với công ty và cả hệ thống quản lý hoạt động của công ty đó. Việc kết hợp với bên ngoài có đặc điểm là mối quan hệ làm việc thân thiết giữa người mua và nhà cung cấp, ờ mức độ cao hơn sự tin cậy, tôn trọng lẫn nhau và đề cao việc hợp tác giải quyết những vấn đề. Với việc kết hợp với bên ngoài, nhà cung cấp không phải được xem như một nguồn cung cấp hàng hóa và dịch vụ tùy chọn mà là một nguồn cung cấp kiến thức, ý kiến chuyên môn và các năng lực bổ sung thiết yếu. Việc kết hợp với bên ngoài được hình thành trong giai đoạn ban đầu của vòng đời sản phẩm đối với những sản phẩm được xem là mang tính quyết định đến sự sống còn chiến lược của công ty. Xem thêm: Customer-Supplier Partnership
Outsource:Thuê ngoàiSử dụng một nhà cung cấp bên thứ ba để thực hiện các dịch vụ mà trước đây tự mình thực hiện, trong đó bao gồm cả việc sản xuất sản phẩm và trung tâm hỗ trợ khách hàng.
Outsourced Cost of Goods Sold:Chi phí thuê ngoài của hàng hóa được bán Các hoạt động thực hiện trên nguyên liệu thô bên ngoài cơ cấu của một công ty tương ứng được xem như hoạt động nội bộ trong chu trình sản xuất của công ty đó. Chi phí thuê ngoài của hàng hóa được bán bao gồm giá trị của tất cả các hoạt động thuê ngoài góp phần tạo nên chi phí của hàng hóa được bán.
Overpack:Đóng gói gộpViệc sử dụng một hộp hay thùng giấy lớn để đóng nhiều kiện hàng nhỏ cùng được vận chuyển đến một địa điểm nhằm giảm chi phí vận chuyển so với việc vận chuyển từng kiện hàng riêng lẻ.
Over, short and damaged (OS&D):Vượt quá, thiếu và hư hạiĐây thường là một báo cáo tại kho hàng khi hàng hóa bị hư hại. Được sử dụng để đòi hãng vận tải bồi thường.
Over-the-roadVận tải đường bộHoạt động của một hãng vận tải đường bộ đường dài liên tỉnh, trái nghĩa với các hoạt động trong địa phương.
Overall Equipment Effectiveness (OEE):Hiệu quả của toàn bộ thiết bịCách tính toán hiệu quả của toàn bộ thiết bị liên quan đến hiệu quả và năng suất của máy móc cũng như chất lượng sản phẩm.
Owner-Operator:Chủ xe kiêm tài xếHoạt động vận tải bằng xe trong đó chủ xe đồng thời là tài xế.
Chúng tôi cũng có bài viết về khái niệm oee là gì?, các bạn có thể tham khảo để biết thêm thông tin nhé.
ReplyDelete