Khoa Kinh tế đối ngoại được thành lập vào năm 2010 từ Bộ môn Kinh tế đối ngoại thuộc Khoa Kinh Tế - Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. Khoa KTĐN là một trong những Khoa chủ lực của trường Đại học Kinh tế Luật và đóng vai trò rất quan trọng trong sự hình thành và phát triển của Trường. Hiện nay Khoa có 2 Bộ môn với ngành đào tạo: ngành Kinh tế đối ngoại và ngành Kinh doanh quốc tế, trong đó ngành Kinh doanh quốc tế bắt đầu tuyển sinh và đào tạo từ năm học 2012-2013.
Từ khi thành lập đến nay Khoa KTĐN đã khẳng định được vị thế của mình trong đào tạo và nghiên cứu khoa học. Khoa đã và đang đào tạo được 11 khóa sinh viên và 8 khóa học viên cao học. Sinh viên tốt nghiệp tại Khoa được xã hội đánh giá cao, đã góp phần quan trọng vào công cuộc phát triển đất nước. Ngoài hoạt động đào tạo, Khoa còn tích cực tham gia vào hoạt động nghiên cứu khoa học, viết giáo trình, phản biện chính sách xã hội…
Sứ mạng
Khoa KTĐN (Trường đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh) cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực và các sản phẩm nghiên cứu khoa học chất lượng cao trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại và kinh doanh quốc tế, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam.
Nhân sự
Khoa KTĐN có 18 cán bộ giảng dạy và 1 thư ký Khoa, trong đó có 2 PGS, 5 TS, 7 Ths và 4 CN tốt nghiệp từ nhiều nước khác nhau trên thế giới. Đội ngũ giảng dạy và nghiên cứu của Khoa không ngừng tăng lên về số lượng và chất lượng, định hướng đến năm 2015 đội ngũ giảng dạy của Khoa sẽ phát triển đến 30 giảng viên, trong đó có 100% có trình độ từ thạc sỹ trở lên.
Hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học
Hiện tại Khoa Kinh tế đối ngoại thực hiện đào tạo cử nhân kinh tế chuyên ngành Kinh tế đối ngoại và đào tạo thạc sỹ kinh tế chuyên ngành Kinh tế thế giới và Quan hệ kinh tế quốc tế. Chất lượng đào tạo của Khoa Kinh tế đối ngoại được xã hội nhìn nhận và đánh giá cao. Cán bộ giảng dạy của Khoa Kinh tế đối ngoại tích cực tham gia nghiên cứu khoa học và biên soạn giáo trình giảng dạy, tài liệu tham khảo. Số lượng đề tài nghiên cứu khoa học các cấp của giảng viên Khoa Kinh tế đối ngoại đã hoàn thành và nghiệm thu là 10 đề tài, trong đó có 6 đề tài cấp Bộ, 3 đề tài cấp cơ sở, 1 đề tài cấp tỉnh. Số lượng bài báo khoa học của các giảng viên trong Khoa được đăng trong các kỷ yếu hội thảo khoa học, tạp chí khoa học chuyên ngành là 68. Số lượng giáo trình và tài liệu tham khảo các môn học do giảng viên Khoa Kinh tế đối ngoại đảm nhiệm đã xuất bản là 16. Ngoài ra, một số môn học có bài giảng điện tử trên website: Quản trị chất lượng, Quản trị chuỗi cung ứng, Kinh tế quốc tế, Kinh doanh quốc tế, Thẩm định và quản trị dự án đầu tư.
Tầm nhìn
Khoa kinh tế đối ngoại (Trường đại học Kinh tế Luật Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh) sẽ trở thành một trong những trung tâm đào tạo, nghiên cứu, tư vấn và phản biện hàng đầu trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại tại Việt Nam và quốc tế.
Mục tiêu
Xây dựng đội ngũ cán bộ giảng dạy có trình độ chuyên môn cao trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học;
Xây dựng chương trình đào tạo tiên tiến bắt kịp với trình độ giáo dục đại học trong khu vực và quốc tế;
Thay đổi phương pháp giảng dạy và nghiên cứu phù hợp với xu thế giáo dục trong thời đại mới;
Tạo môi trường học tập và nghiên cứu tốt nhất cho sinh viên và các nhà nghiên cứu;
Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong đào tạo và nghiên cứu khoa học.
Nhân sự
Khoa KTĐN có 18 cán bộ giảng dạy và 1 thư ký Khoa, trong đó có 2 PGS, 5 TS, 7 Ths và 4 CN tốt nghiệp từ nhiều nước khác nhau trên thế giới. Đội ngũ giảng dạy và nghiên cứu của Khoa không ngừng tăng lên về số lượng và chất lượng, định hướng đến năm 2015 đội ngũ giảng dạy của Khoa sẽ phát triển đến 30 giảng viên, trong đó có 100% có trình độ từ thạc sỹ trở lên.
Hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học
Hiện tại Khoa Kinh tế đối ngoại thực hiện đào tạo cử nhân kinh tế chuyên ngành Kinh tế đối ngoại và đào tạo thạc sỹ kinh tế chuyên ngành Kinh tế thế giới và Quan hệ kinh tế quốc tế. Chất lượng đào tạo của Khoa Kinh tế đối ngoại được xã hội nhìn nhận và đánh giá cao. Cán bộ giảng dạy của Khoa Kinh tế đối ngoại tích cực tham gia nghiên cứu khoa học và biên soạn giáo trình giảng dạy, tài liệu tham khảo. Số lượng đề tài nghiên cứu khoa học các cấp của giảng viên Khoa Kinh tế đối ngoại đã hoàn thành và nghiệm thu là 10 đề tài, trong đó có 6 đề tài cấp Bộ, 3 đề tài cấp cơ sở, 1 đề tài cấp tỉnh. Số lượng bài báo khoa học của các giảng viên trong Khoa được đăng trong các kỷ yếu hội thảo khoa học, tạp chí khoa học chuyên ngành là 68. Số lượng giáo trình và tài liệu tham khảo các môn học do giảng viên Khoa Kinh tế đối ngoại đảm nhiệm đã xuất bản là 16. Ngoài ra, một số môn học có bài giảng điện tử trên website: Quản trị chất lượng, Quản trị chuỗi cung ứng, Kinh tế quốc tế, Kinh doanh quốc tế, Thẩm định và quản trị dự án đầu tư.
Chương trình đào tạo ở khoa Kinh tế đối ngoại (cập nhật tháng 6/2014)
Năm Nhất:
Kỳ 1
Địa lý kinh tế
Lịch sử các nền văn minh thế giới
Lịch sử KTQD (Lịch sử KTVN và các nước)
Pháp luật đại cương
Tin học đại cương
Toán cao cấp
Kỳ 2
Con người và môi trường
Học phần GDQP
Kinh tế học vi mô
Lý thuyết xác suất và thống kê toán (3TC)
Nguyên lý kế toán (Kế toán đại cương)
Những nguyên lý cơ bản của Mác-Lênin
Quan hệ quốc tế
Tâm lý học đại cương
Xã hội học
Năm 2:
Kỳ 3
Dân số học
Địa chính trị thế giới
Đường lối cách mạng của ĐCSVN( LS Đảng)
Giáo dục học đại cương
Giáo dục thể chất 1
Kinh tế vĩ mô
Lịch sử các học thuyết kinh tế
Logic học
Lý thuyết thống kê
Phương pháp nghiên cứu khoa học
Quản trị học căn bản
Kỳ 4
Giáo dục thể chất 2
Hành vi khách hàng
Kinh tế học quốc tế
Kinh tế lượng
Kinh tế phát triển
Luật kinh tế
Lý thuyết tài chính - tiền tệ (Ng/lý thị trường tài chính)
Marketing căn bản
Tài chính doanh nghiệp (3TC)
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Năm 3
Kỳ 5
Kinh doanh quốc tế (4TC)
Kinh tế đối ngoại (4TC)
Luật thương mại quốc tế
Nghiên cứu marketing
Tài chính quốc tế
Tâm lý và nghệ thuật lãnh đạo
Kỳ 6
Hành vi tổ chức trong kinh doanh
Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương
Marketing quốc tế
Quản trị tài chính công ty đa quốc gia
Thanh toán quốc tế
Văn hóa doanh nghiệp
Vận tải và bảo hiểm quốc tế
Năm 4
Kỳ 7
Logistics
Quản trị chiến lược
Quản trị nguồn nhân lực công ty đa quốc gia
Tâm lý và nghệ thuật đàm phán kinh doanh
Thẩm định và quản trị dự án đầu tư
Thương mại điện tử
Kỳ 8
Thực tập
0 comments:
Post a Comment