"pinterest" Thuật Ngữ Chuỗi Cung Ứng & Logistics "S" | Chia Sẻ Cho Bạn Những Điều Thú Vị Trong Cuộc Sống

Thuật Ngữ Chuỗi Cung Ứng & Logistics "S"

Leave a Comment

Thuật Ngữ Chuỗi Cung Ứng & Logistics "S"


S&OP:(Xem Sales and Operations Planning)
SAE: (Society of Automotive Engineers)Hiệp hội các kỹ sư ôtô.
Safety Stock:Hàng trữ an toànLượng hàng lưu kho của một công ty nằm trên mức nhu cầu bình thường như một lượng hàng trữ đệm phòng khi việc nhận hàng bị chậm trễ hay có sự thay đổi về nhu cầu khách hàng.
Salable Goods:Hàng có thể bán đượcMột thiết bị hay bộ phận lắp ráp được bán cho các khách hàng sau cùng thông qua chức năng marketing.
Sales and Operations Planning (SOP):Lập kế hoạch bán hàng và hoạt độngMột qui trình lập kế hoạch chiến lược kết hợp hài hòa các mục tiêu kinh doanh đối nghịch nhau và hoạch định những hành động chuỗi cung ứng trong tương lai. Việc lập kế hoạch S&OP thông thường bao gồm nhiều hoạt động kinh doanh khác nhau như bán hàng, hoạt động và công việc tài chính sao cho chúng thống nhất với nhau trong một kế hoạch/dự tính qua đó có thể được sử dụng để điều hành toàn bộ doanh nghiệp.
Sales Mix:Doanh số hỗn hợpTỉ lệ lượng tiêu thụ của từng loại sản phẩm riêng biệt hợp thành tổng khối lượng doanh số.
Sales Plan:Kế hoạch bán hàngMột báo cáo theo từng giai đoạn thời gian về số lượng đơn hàng dự kiến đạt được (lượng hàng bán ra chứ không phải lượng hàng xuất đi) cho từng chủng loại gia đình sản phẩm chính hay từng loại sản phẩm chính. Báo cáo này thể hiện những cam kết về quản lý bán hàng và tiếp thị trong việc xúc tiến những bước hợp lý nhằm đạt được lượng đơn hàng thực cần thiết. Kế hoạch bán hàng là một nguồn dữ liệu quan trọng đối với qui trình lập kế hoạch sản xuất (hay qui trình lập kế hoạch bán hàng và hoạt động). Bản kế hoạch bán hàng được diễn đạt theo từng đơn vị đồng nhất cho những ai sử dụng nó vào kế hoạch sản xuất (cũng như trong bán hàng). Xem thêm: Aggregate planning, Production Planning, Sales and Operations Planning
Sales Planning:Lập kế hoạch bán hàngQui trình xác định toàn bộ kế hoạch bán hàng nhằm hỗ trợ tốt nhất nhu cầu khách hàng và năng lực hoạt động đồng thời đáp ứng được các mục tiêu kinh doanh chung như lợi nhuận, năng suất, thời gian giao hàng cạnh tranh, và tất cả những thứ khác như đã đề cập trong kế hoạch kinh doanh tổng thể. Xem thêm: Production Planning, Sales and Operations Planning
Salvage Material:Nguyên liệu thu hồi đượcNguyên liệu không được sử dụng nhưng vẫn còn giá trị và có thể bán được.
SaS:(Xem Software as Services)
Saw-Tooth Diagram:Biểu đồ hình răng cưaMột biểu đồ biểu diễn hệ thống lưu kho điểm đặt hàng/số lượng đơn hàng theo dạng số lượng-thời gian thể hiện lượng hàng lưu kho đang được sử dụng, được sử dụng hết và đặt hàng lại.
SBT:(Xem Scan-Based Trading)
SCAC/SCAC Code:(Xem Standard Carrier Alpha Code)
Scan:Một thuật ngữ máy tính miêu tả hành động quét mã vạch hat các tấm thẻ RF.
Scan-Based Trading (SBT):Giao dịch dựa trên scanĐây là một phương thức sử dụng dữ liệu Điểm bán hàng từ các máy scan và quầy thu ngân để lập hóa đơn giữa một nhà sản xuất và hãng bán lẻ (trả tiền khi sử dụng) cũng như để lập các đơn hàng cung cấp lại.
SCE:(Xem Supply Chain Execution)
SCEM:(Xem Supply Chain Event Management)
Scenario Planning:Lập kế hoạch phòng hờMột hình thức lập kế hoạch trong đó các tình huống có thể xảy ra được xác định trước và được sử dụng để đánh giá ảnh hưởng của các hành động thay thế.
SCI:(Xem Supply Chain Integration)
SCM:(Xem Supply Chain Management)
SCOR:(Xem Supply Chain Operations Reference Model)
Scorecard:Bảng điểmMột công cụ đánh giá năng lực được sử dụng để ghi lại tóm tắt các chỉ số năng lực chính (KPIs) của một công ty. Bảng điểm cần phải dễ đọc và thường có những chỉ số “đỏ, vàng, xanh” để đánh dấu khi nào công ty không đạt được chỉ tiêu của mình. Một cách lý tưởng, bảng điểm cần phải có chức năng chéo bao gồm các phương pháp tính toán tài chính và phi tài chính. Thêm vào đó, bảng điểm phải được xem xét thường xuyên, ít nhất là mỗi tháng và là mỗi tuần đối với các chức năng chính như sản xuất và phân phối, trong đó các hoạt động đóng vai trò quyết định đến thành công của công ty. Triết lý bảng điểm cần phải được áp dụng đối với các đối tác chuỗi cung ứng bên ngoài công ty như các nhà cung ứng nhằm đảm bảo đúng mục tiêu và hoạt động của các nhà cung ứng. Đồng nghĩa: Dashboard
Scrap Material:Phế liệuNguyên liệu không được sử dụng và cũng không có giá trị.
Seasonality:Tính thời vụMột hình thức nhu cầu lập đi lập lại từ năm này sang năm khác (hay theo một chu kỳ thời gian khác) trong đó có một số giai đoạn cao hơn đáng kể so với các giai đoạn khác. Tính thời vụ giải thích cho sự biến động về nhu cầu đối với các sản phẩm giải trí được sử dụng trong những mùa khác nhau. Xem thêm: Base Series
Secure Electronic Transaction (SET):Giao dịch điện tử an toànTrong thương mại điện tử, đây là một hệ thống nhằm đảm bảo an ninh cho các giao dịch tài chính được thực hiện qua internet.
Self Billing:Tự lập hóa đơnMột chiến lược trong ngành công nghiệp vận tải, trong đó hãng vận tải chấp nhận thanh toán dựa trên các chứng từ do chủ hàng cung cấp.
Self Correcting:Tự sửa chữaMột thuật ngữ máy tính dùng để chỉ một qui trình trực tuyến xác nhận dữ liệu và chỉ chấp nhận cho dữ liệu nhập vào hệ thống một khi tất cả các lỗi đều được sửa.
Selling, General and Administrative (SG&A) Expenses:Chi phí bán hàng, quản trị và chi phí chungChi phí này bao gồm chi phí tiếp thị, liên lạc, dịch vụ khách hàng, lương bán hàng và hoa hồng, chi phí thuê mướn, chi phí gián tiếp không xác định… Chi phí này không bao gồm tiền lãi của các khoản nợ, thuế thu nhập trong và ngoài nước, hao mòn và khấu hao, các khoản phát sinh, lợi nhuận hay thua lỗ từ cổ phần, lợi nhuận hay thua lỗ do việc ngưng hoạt động và các khoản khác.
Separable Cost:Chi phí tách rời được
Chi phí có thể được tính trực tiếp cho một lĩnh vực hoạt động kinh doanh cụ thể nào đó.
Serial Number:Số seriMột con số độc nhất được dùng để xác định một sản phẩm nào đó và sẽ không được lập lại cho các sản phẩm tương tự. Số seri thường được áp dụng bởi nhà sản xuất nhưng cũng có thể được áp dụng tại các điểm khác, bao gồm nhà phân phối hay hãng bán sĩ. Số seri có thể được sử dụng để hỗ trợ cho các chương trính theo dõi và bảo hành.
Serpentine Picking:Gom hàng zigzagMột phương pháp thu gom đơn hàng trong nhà kho trong đó người gom hàng được hướng dẫn gom từ các giá hàng ở cả hai bên lối đi trong khi di chuyển từ đầu này đến đầu kia. Một phương pháp khác là gom hàng từ một bên (từ trước ra sau), sau đó gom từ phía còn lại (từ sau ra trước). Khi được đưa vào sử dụng, phương pháp gom hàng zigzag này có thể giảm một nửa thời gian và cải thiện lưu lượng hàng dịch chuyển qua các lối đi.
Service Level:Mức độ dịch vụMột phương pháp tính toán (thường được biểu diễn dưới dạng phần trăm) mức độ thỏa mãn nhu cầu thông qua lượng hàng tồn kho hay bằng lịch trình sản xuất hiện thời theo đúng thời hạn nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng về ngày giao hàng và số lượng hàng.
Service Oriented Architecture (SOA):Cấu trúc hướng dịch vụMột thuật ngữ về hệ thống máy tính mô tả một khái niệm về cấu trúc phần mềm qua đó định nghĩa việc sử dụng các dịch vụ để hỗ trợ cho các yêu cầu kinh doanh. Trong SOA, các bên tham gia trong cùng một hệ thống có thể sử dụng các nguồn lực như là các dịch vụ có thể được tiếp cận thông qua một phương thức chuẩn. Hầu hết các định nghĩa của SOA chỉ rõ việc ứng dụng các dịch vụ web (sử dụng SOAP và WSDL) trong các ứng dụng của nó, tuy nhiên có thể áp dụng SOA bằng cách sử dụng bất kỳ công nghệ dựa trên dịch vụ nào.
Service Parts Revenue:Lợi nhuận từ dịch vụ phụ tùngTổng giá trị doanh số bán ra cho khách hàng và việc đánh giá giá trị chuyển đổi doanh số trong công ty đối với các phụ tùng sửa chữa và thay thế, sau khi đã trừ đi các khoản giảm giá, phiếu thưởng, chiết khấu.
SET: (Xem Secure Electronic Transaction)
Setup Costs:Chi phí khởi đầu sản xuấtNhững chi phí phát sinh trong việc thiết lập dây chuyền sản xuất để sản xuất một mặt hàng khác.
SG&A: (Xem Selling General & Administrative Expense)
Shareholder Value:Giá trị cổ phầnViệc kết hợp giữa khả năng sinh lợi (thu nhập và chi phí) và lượng vốn đầu tư (vốn lưu động và vốn cố định).
Shelf Life:Thời gian được trưng bàyKhoản thời gian một mặt hàng được lưu kho trước khi nó trở nên không còn sử dụng được nữa. Thời gian được trưng bày được áp dụng đối với thực phẩm và thuốc men những mặt hàng bị hư hỏng theo thời gian, và đối với các sản phẩm công nghệ cao vốn rất mau lỗi thời.
Shewhart Cycle: (Xem Plan-Do-Check-Action)
Shingo’s Seven Wastes:Bảy điều lãng phí của ShingoShiego Shingo, một nhà tiên phong trong triết lý just-in-time của Nhật chỉ ra bảy điều làm cản trở việc cải thiện sản xuất. Đó là 1) lãng phí do sản xuất thừa, 2) lãng phí do chờ đợi, 3) lãng phí do vận chuyển, 4) lãng phí hàng tốn kho, 5) lãng phí do dịch chuyển, 6) lãng phí do những khuyết điểm, và 7) lãng phí trong chế biến.
Ship Agent:Đại lý tàu biểnNhững người đại diện cho một công ty hàng hải hay một nhà điều hành các tàu hàng chịu trách nhiệm tiến hành việc nhận hàng, thông quan, xếp dỡ, thanh toán phí khi hàng cập một cảng nào đó.
Ship Broker:Môi giới tàu biểnMột công ty đóng vai trò như trung gian giữa chủ tàu và bên gởi hàng hay bên nhận hàng đứng ra thuê tàu. 
Shipper:Chủ hàng Bên đề nghị vận chuyển hàng hóa.
Shipper-Carriers:Hãng vận tải kiêm chủ hàngCác hãng vận tải kiêm chủ hàng (hay còn gọi là hàng vận tải tư nhân) là các công ty có hàng được vận chuyển sở hữu hay điều hành các đội tàu của mình. Nhiều hãng bán lẻ lớn, đặc biệt các hàng bán tạp phẩm hay các cửa hàng “thùng lớn”, là các hàng vận tải kiêm chủ hàng. 
Shipper’s Agent:Đại lý của chủ hàngMột công ty đóng vai trò kết hợp các chuyến hàng nhỏ, đặc biệt là các lô hàng đơn lẻ để gộp thành lô hàng lớn hơn.
Shipper’s Association:Hiệp hội chủ hàngMột tổ chức phi lợi nhuận kết hợp và phân phối hàng hóa do các công ty thành viên sở hữu hay vận chuyển; tổ chức này đóng vai trò gần giống như một công ty chuyển tiếp hàng hóa hoạt động vì lợi nhuận.
Shipping:Gởi hàngMột chức năng thực hiện các nhiệm vụ đối với các hàng hóa gởi đi bao gồm phụ tùng, thiết bị và sản phẩm. Việc này bao gồm đóng gói, đánh dấu, cân và xếp hàng hóa.
Shipping Lane:Lộ trình vận chuyểnLộ trình đường biển đã được sắp xếp và định trước theo đó các tàu thuyền thương mại sẽ di chuyển từ cảng này đến cảng kia. Lộ trình này giúp cho tàu thuyền tránh được những vùng nguy hiểm. Trong vận tải nói chung, đây là lộ trình hợp lý giữa điểm nhận hàng và điểm giao hàng được sử dụng để phân tích lượng hàng giữa hai điểm.
Shipping Manifest:Bảng kê khai hàng hóaChứng từ trong đó liệt kê chi tiết các loại hàng hóa vận chuyển. Một bản kê khai thông thường bao gồm toàn bộ hàng hó được vận chuyển bất kể là số hàng đó được vận chuyển đến một hay nhiều điểm đến khác nhau. Bảng kê khai thường liệt kê các món hàng, số lượng từng loại, tổng trọng lượng, và tên và địa chỉ nơi hàng được giao đến.
Shop Calendar:(Xem Manufacturing Calendar)
Shop Floor Production Control Systems:Hệ thống kiểm soát sản xuất từ cửa hàngCác hệ thống ưu tiên cho đơn hàng từ cửa hàng, các hệ thống này duy trì thông tin về số lượng hàng đang sản xuất, cung cấp dữ liệu đầu ra chính xác phục vụ cho mục đích kiểm soát công suất và cung cấp số lượng theo từng địa điểm và từng cửa hàng nhằm phục vụ mục đích lưu kho và kế toán.
Short-Haul Discrimination:Phân biệt giá đối với tuyến vận chuyển ngắn Việc áp đặt giá cước vận chuyển của tuyến đường ngắn cao hơn so với giá cước của tuyến đường vận chuyển dài trên cùng một lộ trình, cùng một hướng và cùng phương tiện vận chuyển.
Short Shipment:Hàng hóa thiếu hụt trong vận chuyểnSố lượng hàng trong một lô hàng bị thiếu hụt so với số lượng được ghi nhận trong bộ chứng từ vận tải.
Shrinkage:Hao hụtViệc giảm về số lượng thực của hàng hóa trong kho, đang được xử lý hay đang vận chuyển. Việc mất mát này có thể là do trộm cắp, hư hỏng, bốc hơi v.v… 
SIC:(Xem Standard Industrial Classification)
Sigma:Một ký tự Hy Lạp thường được sử dụng để chỉ sự chênh lệch dân số. Sigma là một thuật ngữ thống kê dùng để tính toán mức độ sai lệch của một quy trình so với mức chuẩn, căn cứ trên số sai sót trên mỗi một triệu đơn vị.Một Sigma = 690,000 trên một triệu đơn vịHai Sigma = 308,000 trên một triệu đơn vịBa Sigma = 66,800 trên một triệu đơn vịBốn Sigma = 6,210 trên một triệu đơn vịNăm Sigma = 230 trên một triệu đơn vịSáu Sigma = 3.4 trên một triệu đơn vị
Silo:Còn được gọi là “Foxhole” hay “Stovepipe”, liên quan đến cách thức quản lý/tổ chức trong đó mỗi đơn vị chức năng hoạt động độc lập, và có rất ít hay không có sự liên hệ nào giữa các đơn vị đó đối với các vấn đề và quy trình kinh doanh chính.
Simulation:Mô phỏngPhương pháp toán học kiểm tra hoạt động của một hệ thống thông qua những lựa chọn cấu hình hệ thống và/hoặc thông tin đầu vào khác nhau. Mô hình mô phỏng về qui trình hoạch định kinh doanh thường được công ty sử dụng để đánh giá hiệu quả của kế hoạch kinh doanh trong những bối cảnh khác nhau theo nhu cầu sản phẩm. 
Single-Period Inventory Models:Mô hình tồn kho giai đoạn đơnMô hình tồn kho được sử dụng để xác định số lượng lô hàng nhằm đạt tối đa hóa lợi nhuận hoặc đạt hiệu quả kinh tế đối với một mặt hàng chỉ được đặt hàng hay sản xuất một lần như báo chí, lịch, sổ tay hướng dẫn, thiệp chúc mừng hay tạp chí xuất bản định kỳ, là những mặt hàng có nhu cầu không ổn định. 
Single Sourcing:Sử dụng một nguồn cung ứngLà khi một công ty chủ động lựa chọn một nhà cung ứng nào đó cung cấp một sản phẩm hay dịch vụ ngay khi vẫn có các nhà cung ứng khác.
Single Source Leasing:Thuê trọn góiHình thức thuê cả xe lẫn tài xế từ một nhà cung ứng. 
Six-Sigma Quality:Chất lượng Six-Sigma Là thuật ngữ thường đề cập đến một qui trình được kiểm soát tốt, nghĩa là giới hạn lỗi cho phép là ±6 sigma so với đường trung tâm trong sơ đồ kiểm soát (tương đương với độ sai sót là 3,4 lỗi trên một triệu khả năng gây lỗi). Mục tiêu của Six Sigma là tìm ra những qui trình và kiểm soát những qui trình này để đạt được mức độ sai sót thấp nhất có thể được. Vì vậy hệ phương pháp này được áp dụng cho trong nhiều qui trình khác nhau không chỉ giới hạn trong lĩnh vực sản xuất. Thuật ngữ này thường gắn liền với hãng Motorola, công ty đã đặt tên cho một trong những phát kiến quan trọng trong hoạt động của mình là Six-Sigma Quality.
Skills Matrix:Ma trận kỹ năngMột phương pháp hữu hình trong việc biểu thị các cấp độ kỹ năng của con người trong những nhiệm vụ khác nhau. Ma trận này được sử dụng trong môi trường làm việc nhóm nhằm xác định các kỹ năng nhóm yêu cầu và xác định xem thành viên nào trong nhóm có những kỹ năng đó.
SKU:(Xem Stock Keeping Unit)
Sleeper Team:Tổ lái xe thay phiênSử dụng hai tài xế lái một xe tải được trang bị giường ngủ; trong khi một người lái xe thì người kia ngủ nhằm đảm bảo thời gian nghỉ theo yêu cầu.
Slip Seat Operation:Hoạt động thay tài xếMột thuật ngữ dùng diễn tả hoạt động của một trạm thay ca của một hãng vận tải đường bộ tại đó một tài xế được thay thế bởi một tài xế khác sau khi đã lái xe hết thời gian tối đa.
Slip Sheet:Tấm trượtGiống như pallet, tấm trượt làm bằng bìa carton hay plastic, dùng để di chuyển các lô hàng.
Slotting:Chia khu lưu trữ hàngPhương pháp xác định vị trí tồn kho giúp đưa ra qui trình bố trí vị trí tối ưu trong một trung tâm phân phối. Do mỗi một kho hàng khác nhau nên việc xác định vị trí sẽ phụ thuộc vào từng loại sản phẩm lưu kho, cách vận chuyển và các thuộc tính liên quan đến việc lưu trữ hàng hóa trong kho. Cách sắp xếp tối ưu sẽ giúp nhân viên kho dễ dàng hơn và chính xác trong việc tìm kiếm và lấy ra một mặt hàng cụ thể cũng như giảm rủi ro về an toàn lao động.
Small Group Improvement Activity:Hoạt động cải thiện theo nhóm nhỏMột kỹ thuật tổ chức trong đó cho nhân viên tham gia vào các hoạt động cải thiện liên tục. Xem thêm: Quality Circle
SMART: (Xem Specific, Measurable, Achievable, Realistic, Time-Based)
Smart and Secure Trade Lanes (SST):Lộ trình thương mại thông minh và an toànLà sáng kiến riêng của Hội đồng Chiến lược về Kỹ thuật An ninh, một tổ chức kết hợp của các nhà điều hành cảng, các nhà cung cấp công nghệ logistics lớn, các hãng tư vấn vận tải và các cựu quan chức và tướng lĩnh. Lộ trình này được vạch ra nhằm mục đích tăng cường an ninh, an toàn và hiệu quả cho các container hàng vận chuyển xuyên suốt chuỗi cung ứng toàn cầu để vào các cảng Mỹ.
Smart Label:Nhãn thông minhLà nhãn có tích hợp thẻ RFID trong đó.
SOA: (Xem Service Oriented Architecture)
Society of Logistics Engineers:Hội các nhà điều hành logisticsLà một tổ chức chuyên nghiệp vì sự phát triển của việc quản lý và công nghệ logistics.
Software as Services (SaS):Phần mềm làm dịch vụMột thuật ngữ diễn tả việc sử dụng các hệ thống máy tính được cung cấp bởi một bên thứ ba, tương tự như cái trước đây gọi là “Service Bureau” hay “Application Service Provider (ASP)”. Trong trường hợp này, nhà cung cấp dịch vụ quản lý tất cả phần cứng và phần mềm máy tính tại nơi của họ, trong khi người sử dụng truy cập các hệ thống này thông qua một kết nối internet và bị tính phí dựa trên thời gian truy cập. Đôi khi còn được biết gọi là dịch vụ “theo yêu cầu” (“on demand”).
SOP: (Xem Sales and Operations Planning)
SOW: (Xem Statement of Work)
Sole Sourcing:Nguồn cung duy nhấtChỉ có duy nhất một nhà cung ứng đối với một sản phẩm hay dịch vụ nào đó, và không có bất kỳ nhà cung ứng thay thế nào.
Sortation:Phân loạiViệc phân loại các món hàng (gói, hộp, thùng carton, các bộ phận rời…) theo nơi đến dự kiến tại nhà máy hay tại trạm trung chuyển.
Spam: Thuật ngữ tin học miêu tả hành động gởi thư điện tử với nội dung giống nhau và không hề liên quan đến nhiều người khác nhau trong danh sách gởi đi. Thông thường việc gởi thư này không liên quan gì đến nhóm người nhận thư cũng như không cần quan tâm đến người nhận trong danh sách gởi. 
SPC: (Xem Statistical Process Control)
Special-Commodities Carrier:Hãng vận tải hàng hóa đặc biệtLà hãng vận tải được phép vận chuyển một loại hàng hóa đặc biệt; có 16 loại hàng hóa đặc biệt, như hàng hóa dùng trong gia đình, các sản phẩm dầu khí, và các vật liệu nguy hiểm.
Special-Commodity Warehouses:Kho chứa hàng hóa đặc biệtLà nhà kho dùng để chứa các sản phẩm đòi hỏi những loại cơ sở vật chất đặc thù như hạt (máy nâng), chất lỏng (bồn chứa) và thuốc lá sợi (nhà kho).
Specific, Measurable, Achievable, Realistic, Time-Based (SMART):Một cách miêu tả ngắn gọn cách thức xác lập mục tiêu cho các cá nhân và nhóm.
Split Case Order Picking:Thu gom đơn hàng lẻQui trình thực hiện những đơn hàng có số lượng nhỏ hơn một thùng hàng đầy, do đó các món hàng phải được thu gom từ một thùng hàng hay một đơn vị chứa tương tự.
Split Delivery:Giao hàng chia nhỏLà phương pháp trong đó đơn hàng được đặt với số lượng lớn để có giá thấp, nhưng khi giao hàng sẽ được chia thành các đơn hàng nhỏ và giao trong những thời điểm khác nhau nhằm kiểm soát hàng tồn và tiết kiệm không gian lưu trữ
Spot:Bố tríViệc di chuyển một toa xe hay xe mooc vào vị trí để chất hàng hoặc dỡ hàng.
Spot Demand:Nhu cầu ngắn hạnLà nhu cầu diễn ra trong thời gian ngắn, khó dự đoán. Thường thì giá bán khi có nhu cầu ngắn hạn sẽ cao hơn. Một ví dụ về nhu cầu ngắn hạn là nhu cầu cao đối với vật liệu xây dựng sau một cơn bão nào đó.
Spur Track:Đường ray nhánhMột nhánh đường ray nối nhà máy hay kho hàng của một công ty với đường ray chính, chi phí và việc bảo dưỡng đường ray nhánh do người sử dụng chi trả.
SST:(Xem Smart and Secure Trade Lanes)
Stable Demand:Nhu cầu bình ổnLà nhu cầu không thay đổi nhiều tại những thời điểm xác định trong năm.
Staff Functions:Chức năng tham mưuNhững hoạt động hỗ trợ trong việc lập kế hoạch và phân tích nhằm hỗ trợ cho các nhà quản lý trong những hoạt động thường ngày. Các chức năng tham mưu trong logistics bao gồm phân tích địa điểm, thiết lập hệ thống, phân tích và lập kế hoạch chi phí.
Staging:Giai đoạn chuẩn bị1) Là giai đoạn đảm bảo tất cả những nguyên vật liệu cần thiết sẵn sàng đưa vào sử dụng, ví dụ chuẩn bị nguyên vật liệu ngay từ khi tồn kho trước khi nhu cầu phát sinh. Hạn chế của giai đoạn này là tạo ra thêm tồn kho trong quá trình sản xuất và giảm đi tính linh động. 2) Thay thế các toa xe mooc. Xem thêm: Accumulation Bin
Stakeholders:Người có quyền lợi liên quanLà những người có quyền lợi được bảo đảm trong một công ty hay một dự án nào đó, bao gồm các nhà quản lý, người làm công, cổ đông, khách hàng, nhà cung ứng và những người khác.
Stand Up Fork Lift:Xe nâng người điều khiển đứngLà xe nâng mà người điều khiển phải đứng chứ không ngồi. Loại xe này thường được dùng trong những trường hợp gom hàng và người điều khiển phải thường xuyên leo lên leo xuống cần nâng.
Standard Carrier Alpha Code (SCAC/SCAC Code):Mã Alpha cho hãng vận tải đạt chuẩnMã số duy nhất có 2 đến 4 ký tự được gán cho các công ty vận tải nhằm mục đích phân biệt. Các mã SCAC yêu cầu phải có Chuyển giao dữ liệu điện tử (EDI) và được in lên trên vận đơn và các chứng từ vận chuyển khác.
Standard Components:Các bộ phận tiêu chuẩnCác bộ phận (phụ tùng) của một sản phẩm, có thể được cung cấp bởi nhiều nhà cung ứng khác nhau. Các bộ phận này không khó sản xuất. Ví dụ như dây nguồn máy tính.
Standard Cost Accounting System:Hệ thống kế toán chi phí chuẩnLà hệ thống kế toán chi phí xác định các đơn vị chi phí trước khi sản xuất nhằm dự báo chi phí của một đơn hàng hoặc một sản phẩm. Những tiêu chuẩn chi phí sẽ dùng để so sánh với chi phí thực tế và tính toán những sai biệt về chi phí phục vụ cho mục đích kiểm soát trong quản trị.
Standard Industrial Classification (SIC):Phân loại công nghiệp chuẩnLà các mã phân loại được sử dụng để phân loại các công ty vào các nhóm ngành công nghiệp.
Standing Order: (Xem Blanket Purchase Order)
Start Manufacture to Order Complete Manufacture:Thời gian từ lúc bắt đầu đến khi hoàn tất sản xuấtLà khoản thời gian trung bình tính từ lúc bắt đầu sản xuất cho đến khi sản phẩm sản sàng để được vận chuyển đi, trong đó bao gồm cả các yếu tố sau: đánh giá đơn hàng, lập kế hoạch sản xuất, thời gian sản xuất hoặc phân phối sản phẩm theo đơn hàng, thời gian xây dựng và sản xuất. (Là một yếu tố trong tổng thời gian hoàn thành đơn hàng.)Lưu ý: Được các định độc lập với các sản phẩm Thực hiện theo đơn hàng, Định hình/Đóng gói theo đơn hàng và Thiết kế theo đơn hàng. Không áp dụng đối với các sản phẩm sản xuất để dự trữ.
Statement of Work (SOW):Bản mô tả công việc1) Là phụ lục đi kèm hợp đồng miêu tả sản phẩm. 2) Trong quản trị dự án đây là tài liệu hoạch định dự án đầu tiên cần chuẩn bị. Nó mô tả mục đích, lịch sử, cam kết, tính khả thi và các chỉ số thành công có thể đo lường được liên quan đến dự án. Phụ lục này cũng nhằm hỗ trợ khách hàng và đưa ra những kế hoạch khẩn cấp trong trường hợp dự án bị ảnh hưởng. Phụ lục này phải mang tính thuyết phục đến các đối tượng như cấp quản lý, nhân viên, hội đồng thẩm định.
Statistical Process Control (SPC):Kiểm soát qui trình thống kêLà phương pháp trực quan nhằm đo đạc và xác lập sự khác biệt trong qui trình và sản phẩm. Kết quả thu được được sử dụng để điều chỉnh sự khác biệt và duy trì chất lượng sản phẩm.
Steamship Conferences:Hiệp hội tàu thuyềnCác cơ quan chịu trách nhiệm thiết lập giá chung cho các hãng vận tải đường thủy.
Stickering:Dán nhãnViệc dán các nhãn cho từng khách hàng lên các thùng sản phẩm. Ví dụ Wal-Mart yêu cầu các mã sản phẩm của riêng mình phải được dán lên các thùng hàng lẻ trước khi vận chuyển.
Stochastic Models:Phương thức biến độngLà những phương thức trong đó sự bất ổn định được xem xét kỹ càng trong quá trình phân tích. 
Stock Keeping Unit (SKU):Đơn vị dự trữ hàngĐây là đơn vị phân loại hàng hóa tồn kho bằng việc kết hợp tính duy nhất về hình dạng, sự thích hợp, chức năng. Cụ thể: nếu khách hàng không thể phân biệt được hai mặt hàng hoặc nếu bất kỳ các thuộc tính hữu hình nào đó của hai mặt hàng này đều không quan trọng đối với khách hàng và làm cho khách hàng tin rằng hai mặt hàng này là giống nhau thì hai mặt hàng này coi như cùng một đơn vị hàng tồn kho (SKU). Ví dụ, Khách hàng có thể tự thiết lập cấu hình máy tính từ những phụ kiện chuẩn trong catalogue của công ty từ ba bàn phím, ba màn hình, ba CPU. Khách hàng cũng có thể mua riêng lẻ bàn phím, màn hình, CPU. Nếu các phụ kiện tồn kho này dùng chỉ để bán lẻ cho khách hàng thì có nghĩa là công ty có 9 SKU. Nếu công ty lưu giữ những phụ kiện tồn kho này sử dụng cho việc lắp ráp máy bộ hoặc bán lẻ thì công ty sẽ có 36 SKU (bao gồm 9 SKU lẻ + 3*3*3 SKU dùng cho lắp ráp máy bộ). Nếu những sản phẩm này dùng cho cả việc khuyến mại thì công ty cũng có những đóng gói đặc biệt cho những sản phẩm này, tổng cộng công ty có đến 72 SKU. 
Stock Out:Hết hàngLà thuật ngữ dùng mô tả tình trạng không còn hàng để đáp ứng yêu cầu của một khách hàng hay một đơn đặt hàng nào đó trong hoạt động thu gom hàng. Hết hàng cũng có thể gây thiệt hại, bao gồm việc mất đi lợi nhuận vì không có hàng để bán, mất đi lòng tin của khách hàng và tốn chi phí tìm sản phẩm thay thế. Xem thêm Out of Stock (OOS)
Stockless Purchasing:Mua hàng không cần dự trữPhương pháp mua hàng trong đó người mua đàm phán giá mua đối với các mặt hàng dùng trong việc khai thác, sửa chữa, bảo hành (MRO) theo yêu cầu thường niên và người bán trữ hàng trong kho cho đến khi người mua đưa ra đơn hàng đối với từng loại hàng riêng lẻ.
Stockout Cost:Chi phí phát sinh do hết hàngLà chi phí cơ hội phát sinh do không có đủ hàng để đáp ứng nhu cầu khách hàng.
Stovepipe:(Xem Silo)
Straight Truck:Xe tải liềnLà loại xe tải có cabin lái xe và thùng xe dính liền một khối. Các xe tải liền không có phần đầu xe và toa mooc rời nhau. Cabin dành cho lái xe, động cơ và thùng xe là một khối duy nhất.
Strategic Alliance:Đồng minh chiến lượcLà mối quan hệ kinh doanh trong đó hai hay nhiều công ty độc lập phối hợp với nhau và sẵn sàng thay đổi mục tiêu và hoạt động kinh doanh nhằm đạt được những mục tiêu về lâu dài. Xem thêm: Marquee Partners
Strategic Planning:Hoạch định chiến lượcLà việc lên kế hoạch thiết kế một (hay nhiều) hệ thống logistics trong khoản thời gian từ một tới năm năm nhằm đáp ứng những yêu cầu khác nhau trong việc kinh doanh của một công ty.
Strategic Sourcing:Xác định nguồn cung chiến lượcLà qui trình xác định nhu cầu dài hạn và nguồn cung cấp cho nhu cầu này bao gồm việc lựa chọn nhà cung cấp, thương lượng hợp đồng và quản lý hoạt động của nhà cung cấp. Công việc này tập trung vào việc phát triển mối quan hệ hiệu quả nhất với những nhà cung cấp phù hợp đảm bảo mua đúng giá và chi phí sản phẩm sẽ được giảm thiểu. Qui trình này cũng đánh giá việc thuê ngoài chuyên biệt có đem lại giá trị tốt hơn không.
Strategic Variables:Biến số chiến lượcLà các biến số có thể gây ra sự thay đổi trong môi trường kinh doanh và chiến lược logistics. Các biến số chiến lược chính bao gồm kinh tế, dân số, năng lượng và chính phủ.
Strategy:Chiến lượcLà một động thái cụ thể nhằm đạt được một mục tiêu nào đó.
Stretch Wrap:Giấy gói co giãnLoại màng plastic trong suốt dùng để gói quanh một sản phẩm để bảo vệ sản phẩm đó. Loại giấy gói này có thể co giãn được.
Stores:Lưu trữ hàng hóaLà chức năng trong đó bao gồm việc lưu kho và phân bố những hàng hóa thường xuyên dược sử dụng. Thuật ngữ này cũng thường được sử dụng để thay cho thuật ngữ warehouse.
Sub-Optimization:Tối ưu hóa cục bộNhững quyết định hay hoạt động của một bộ phận nhưng lại có ảnh hưởng đến toàn bộ chi phí của một công ty. Một ví dụ của tối ưu hóa cục bộ là việc các đơn vị sản xuất lập kế hoạch sản xuất nhằm làm giảm cơ cấu chi phí bất chấp những yêu cầu của khách hàng hay tác động của việc làm này lên các đơn vị kinh doanh khác. 
Subcontracting:Thầu phụLà việc giao cho một nhà sản xuất khác thực hiện công việc sản xuất. Hình thức này thường được áp dụng trong các hoạt động sản xuất chuyên môn như cán thép hay các hoạt động chức năng hoàn chỉnh nào đó.Xem thêm: Outsource
Substitutability:Khả năng thay thế sản phẩmKhả năng bên mua hàng có thể thay thế các sản phẩm của các bên bán khác nhau.
Sunk Cost:Chi phí chìm1) Là những khoản chi không được tính đến trong đầu tư. Đây là chi phí đã được thanh toán và không có liên quan đến một quyết định đã được thực hiện. Nguồn vốn đầu tư vào việc này vì một vài lý do nào đó là không thể thu hồi được. 2) Một chi phí trong quá khứ không liên quan gì đến doanh thu trong và chi tiêu trong tương lai của một công ty dựa trên một nghiên cứu kinh tế. Khái niệm này cho rằng chi phí này không ảnh hưởng đến việc lựa chọn các phương án thay thế vì chi phí phát sinh này không thay đổi bất chấp phương án thay thế nào được lựa chọn.
Supermarket Approach:Phương pháp tiếp cận kiểu siêu thịLà phương pháp lựa chọn sản phẩm và quản lý tồn kho được sử dụng trong những doanh nghiệp áp dụng phương pháp tinh giản. Khái niệm này do Taiichi Ohno của hãng Toyota đưa ra sau chuyến viếng thăm Mỹ năm 1956. Ở đó ông thật sự ấn tượng với cách làm thế nào khách hàng có thể chọn sản phẩm mình cần từ kệ hàng trong siêu thị và siêu thị bổ sung mặt hàng đã được mua một cách đơn giản. Điều này tạo nền tảng cho “hệ thống kéo” (pull system).
Supplier:Nhà cung ứng1) Là nhà cung cấp các hàng hóa hay dịch vụ. (Xem thêm: Vendor)2) Là người bán hàng thực hiện giao dịch kinh doanh trực tiếp với người mua, trái ngược với khái niệm vendor được dùng để chỉ chung cho tất cả những người bán trên thị trường.
Supplier Certification:Chứng nhận nhà cung ứngLà qui trình chứng nhận nhà cung ứng hoạt động, duy trì, cải tiến và thực hiện các qui trình lập chứng từ đúng theo yêu cầu khách hàng. Những yêu cầu này có thể bao gồm chi phí, chất lượng, giao hàng, tính linh hoạt, bảo dưỡng, an toàn và chứng chỉ ISO về quản lý chất lượng và môi trường.
Supplier-Owned Inventory:Tồn kho do nhà cung ứng quản lýLà một biến thể của phương pháp quản lý tồn kho quản lý bởi nhà sản xuất (VMI) và phương pháp tồn kho ký gửi. Trong phương pháp này, nhà cung cấp không chỉ quản lý hàng tồn kho mà còn sở hữu hàng tồn kho gần hoặc ngay tại địa điểm của khách hàng để cung cấp khi khách hàng sử dụng đến lượng hàng tồn kho.
Supplemental Carrier:Hãng vận tải thay thếLà hãng vận tải hàng không cho thuê căn cứ trên các qui định về kinh tế; hãng vận tải này không có lịch bay hay lộ trình cố định; dịch vụ cung cấp theo dạng hợp đồng cho thuê hay hợp đồng theo từng chuyến bay.
Supply Chain:Chuỗi cung ứng1) Bắt đầu với những nguyên liệu thô chưa qua xử lý và kết thúc bằng việc người tiêu dùng sau cùng sử dụng những hàng hóa thành phẩm, chuỗi cung ứng liên kết nhiều công ty lại với nhau. 2) Là việc trao đổi nguyên liệu và thông tin trong một qui trình có logic từ khâu thu mua nguyên liệu thô cho đến khâu chuyển giao sản phẩm hoàn thiện đến tay người tiêu dùng sau cùng. Tất cả người bán, nhà cung cấp dịch vụ và khách hàng đều được liên kết với nhau trong chuỗi cung ứng.
Supply Chain CouncilHiệp hội chuỗi cung ứng: Là tổ chức phi lợi nhuận được lập ra nhằm mục đích cải thiện tính hiệu quả chuỗi cung ứng của các thành viên. Thành viên của hiệp hội chủ yếu bao gồm những công ty hoạt động trong lĩnh vực chuỗi cung ứng ở nhiều ngành công nghiệp khác nhau như nhà sản xuất, nhà cung cấp dịch vụ, nhà phân phối, nhà bán lẻ. Đây là tổ chức chịu trách nhiệm về những tiêu chuẩn của mô hình tham chiếu hoạt động chuỗi cung ứng (SCOR).
Supply Chain Design:Thiết kế chuỗi cung ứngLà việc xác định làm thế nào để xây dựng nên một chuỗi cung ứng. Những quyết định thiết kế bao gồm việc lựa chọn đối tác, địa điểm, năng lực của các cơ sở như kho bãi, sản xuất, sản phẩm, phương thức vận tải, hệ thống thông tin hỗ trợ.
Supply Chain Execution (SCE):Thực thi chuỗi cung ứngLà khả năng di chuyển hàng hóa ra khỏi cửa nhà kho. Đây là khả năng quan trọng và là điều chỉ những công ty có trụ sở thực sự đưa vào bàn đàm phán Doanh nghiệp đến Doanh nghiệp (B2B). Các công ty kinh doanh thương mại điện tử (dot-com) có công nghệ cao, nhưng đó chỉ là một yếu tố trong kinh doanh. Sự cần thiết cho việc thực thi chuỗi cung ứng là yếu tố nào sẽ thúc đẩy những công ty dot-com này trở thành đối tác của những nhà phân phối bán sỉ.
Supply Chain Event Management (SCEM):Quản lý sự kiện chuỗi cung ứngĐây là một ứng dụng hỗ trợ những qui trình kiểm soát nhằm quản lý các sự kiện xảy ra bên trong và giữa các công ty với nhau. Ứng dụng này bao gồm chức năng phần mềm tích hợp hỗ trợ năm qui trình kinh doanh: giám sát, thông báo, mô phỏng, kiểm soát, đánh giá những hoạt động của chuỗi cung ứng.
Supply Chain Integration (SCI):Tích hợp chuỗi cung ứngĐây dường như sẽ trở thành một lợi thế cạnh tranh quan trọng trên các thị trường thương mại điện tử đã chọn. Khái niệm này tương đương với khái niệm khả năng tích hợp đầu cuối nhưng nhấn mạnh hơn về nội dung vận chuyển hàng hóa và dịch vụ.
Supply Chain Inventory Visibility:Khả năng kiểm soát tồn kho trong chuỗi cung ứngCác ứng dụng phần mềm cho phép kiểm soát các sự kiện xuyên suốt một chuỗi cung ứng. Các hệ thống này theo dõi và phát hiện tồn kho trên phạm vi toàn cầu ở cấp độ sản phẩm và thông báo cho người sử dụng những thay đổi đáng kể so với kế hoạch. Các công ty được cung cấp những ước lượng thực tế khi nguyên liệu được chuyển đến.
Supply Chain Management (SCM)Quản trị chuỗi cung ứngTheo định nghĩa của Hiệp hội các nhà quản trị chuỗi cung ứng (CSCMP): “Quản trị chuỗi cung ứng bao gồm hoạch định và quản lý tất cả các hoạt động liên quan đến tìm nguồn cung, mua hàng, sản xuất và tất cả các hoạt động quản trị logistics. Điều quan trọng là, quản trị chuỗi cung ứng bao gồm sự phối hợp và cộng tác của các đối tác trên cùng một kênh trong đó bao gồm nhà cung cấp, bên trung gian, các nhà cung cấp dịch vụ bên thứ ba, và khách hàng. Về cơ bản, quản trị chuỗi cung ứng sẽ tích hợp vấn đề quản trị cung cầu bên trong và giữa các công ty với nhau. Quản trị chuỗi cung ứng là một chức năng tích hợp với vai trò ưu tiên hàng đầu là kết nối các chức năng kinh doanh và các qui trình kinh doanh chính yếu bên trong công ty và của các công ty với nhau thành một mô hình kinh doanh hiệu quả cao và kết dính. Quản trị chuỗi cung ứng bao gồm tất cả những hoạt động quản trị logistics đã nêu cũng như những hoạt động sản xuất và nó thúc đẩy sự phối hợp về qui trình và hoạt động của các bộ phận marketing, kinh doanh, thiết kế sản phẩm, tài chính, và công nghệ thông tin.” 
Supply Chain Network Design Systems:Hệ thống thiết kế mạng lưới chuỗi cung ứngNhững hệ thống được thiết lập nhằm tối ưu hóa mối liên hệ giữa các thành tố khác nhau bên trong chuỗi cung ứng tại nhà máy sản xuất, trung tâm phân phối, điểm bán hàng, cũng như trong khâu cung cấp nguyên liệu thô, mối quan hệ giữa các dòng sản phẩm và các yếu tố khác nhằm đồng bộ hóa chuỗi cung ứng trên cấp độ chiến lược.
Supply Chain Operations Reference Model (SCOR):Mô hình tham chiếu hoạt động chuỗi cung ứngĐây là mô hình được xây dựng bởi Hiệp hội Chuỗi cung ứng (SCC) và được xây dựng quanh sáu quy trình chính: lập kế hoạch, tìm nguồn cung ứng, sản xuất, phân phối, thu hồi và thực thi. Mục đích của SCOR là nhằm cung cấp một phương pháp chuẩn hóa trong việc đánh giá năng lực chuỗi cung ứng và sử dụng bộ chỉ tiêu đo lường chung để so sanh với những tổ chức khác.
Supply Chain-Related Finance and Planning Cost Element:Yếu tố chi phí hoạch định và tài chính liên quan đến chuỗi cung ứngĐây là một trong những yếu tố cấu thành nên tổng chi phí quản trị chuỗi cung ứng của một công ty. Những chi phí này bao gồm:1. Chi phí tài chính chuỗi cung ứng: những chi phí trong việc thanh toán các hóa đơn, chi phí kiểm tra đo đếm thực tế, thực hiện kế toán tồn kho, nhận các khoản phải thu. Chi phí này KHÔNG bao gồm chi phí kế toán/ra hóa đơn khách hàng (Xem Order Management Costs - Chi phí quản lý đơn hàng).2. Chi phí hoạch định cung/cầu: bao gồm các chi phí về dự báo, phát triển thành phẩm, sản phẩm trung gian, lắp ráp theo cụm, hoạch định tồn kho, kết hợp cung/cầu.
Supply Chain-Related IT Costs:Chi phí công nghệ thông tin liên quan đến chuỗi cung ứngLà chi phí công nghệ thông tin (IT) trong những quy trình chính của quản trị chuỗi cung ứng được mô tả dưới đây. Những chi phí này thường bao gồm những chi phí như: Chi phí phát triển (chi phí phát sinh trong việc thiết kế lại, hoạch định, phát triển phần mềm, cài đặt, ứng dụng, huấn luyện liên quan đến việc tạo mới hay nâng cấp cấu trúc, cơ sở hạ tầng, hệ thống hỗ trợ cho những qui trình quản trị chuỗi cung ứng), Chi phí thực thi (là những chi phí khai thác hỗ trợ người sử dụng qui trình chuỗi cung ứng bao gồm những hoạt động trên mạng và máy tính, EDI, những dịch vụ thông tin liên lạc, khấu hao phần cứng), Chi phí bảo trì (chi phí phát sinh trong việc giải quyết vấn đề, khắc phục sự cố, sửa chữa, bảo trì thường xuyên đối với những phần mềm, phần cứng đã được cài đặt phục vụ cho qui trình quản trị chuỗi cung ứng. Những chi phí này bao gồm những chi phí về quản trị cơ sở dữ liệu, kiểm soát cấu hình hệ thống, hoạch định và quản trị. Những chi phí này liên quan đến những qui trình sau: HOẠCH ĐỊNH 1. Quản lý dữ liệu sản phẩm - Giai đoạn đầu vào, đầu ra, giải phóng sản phẩm; giới thiệu, hỗ trợ, mở rộng, kiểm tra và đánh giá; quản trị tồn kho cuối vòng đời sản phẩm. Kiểm soát và xác định tổng thể mặt hàng. 2. Dự báo, quản lý cung/cầu, dự báo thành phẩm; hoạch định tồn kho từng mặt hàng, DRP, kế hoạch tổng thể sản xuất của tất cả các sản phẩm, tất cả các kênh. NGUỒN CUNG 1. Kiểm soát nguồn cung/nguyên liệu - Yêu cầu về nguyên liệu, thu mua, thiết kế chất lượng nhà cung cấp, quản lý hàng hóa nhập, nhận hàng, kiểm định, thiết kế bộ phận, kiểm soát công cụ, các khoản phải trả. 2. Quản lý nhà cung cấp và phụ kiện - Tham chiếu chéo số phụ kiện, catalog của nhà cung cấp, danh sách nhà sản xuất được phê duyệt. 3. Quản trị tồn kho - Công cụ và kiểm soát tồn kho thực tế và liên tục. SẢN XUẤT 1. Hoạch định sản xuất - MRP, kế hoạch sản xuất, theo dõi, thiết kế sản xuất, quản lý hồ sơ sản xuất, theo dõi tồn kho và sản phẩm lỗi thời. 2. Quản trị tồn kho - Công cụ và kiểm soát tồn kho thực tế và liên tục. 3. Thực thi sản xuất - MES, kế hoạch từng giai đoạn và chi tiết, kiểm soát qui trình, kế hoạch sản xuất bằng máy. PHÂN PHỐI 1. Quản lý đơn hàng - Theo dõi nhập liệu đơn hàng, báo giá, cơ sở dữ liệu khách hàng, cơ sở dữ liệu sản phẩm/giá cả, khoản phải thu, tín dụng, xuất hóa đơn. 2. Quản lý vận chuyển và phân phối - vận chuyển DRP, quản lý giá cước, quản lý sản lượng vận chuyển. 3. Quản trị tồn kho - Công cụ và kiểm soát tồn kho thực tế và liên tục. 4. Quản lý kho bãi - Thành phẩm, nhận và lưu kho hàng hóa, đóng gói/chọn hàng. 5. Quản lý kênh phân phối - Khuyến mãi, giá cả, chiết khấu, điều tra độ hài lòng của khách hàng. 6. Hỗ trợ dịch vụ khách hàng - Dịch vụ hỗ trợ khách hàng, dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật, quản lý dịch vụ khách hàng, theo dõi bảo hành, thu hồi sản phẩm. GIAO DIỆN ĐIỆN TỬ BÊN NGOÀI Hoạch định/Mua hàng/Sản xuất/Phân phối - Giao diện, trung tâm xử lý, lưu trữ dữ liệu được tạo ra và duy trì trong việc trao đổi thông tin về chuỗi cung ứng với thế giới bên ngoài. Các sáng kiến thương mại điện tử. Bao gồm cả chi phí thực hiện và phát triển. Lưu ý: Vấn đề quản lý chi phí IT chính xác là công việc đầy thử thách. Công việc này có thể được thực hiện thông qua các phương pháp chi phí dựa vào hoạt động hoặc những các phương pháp tiếp cận khác như phân bổ chi phí dựa vào người sử dụng, số lượng giao dịch, nhân lực các phòng ban. Vấn đề lưu ý ở đây là phải bao gồm tất cả các chi phí phát sinh. Chi phí thuê ngoài các hoạt động IT cũng phải tính đến. 
Supply Chain Network Design Systems:Hệ thống thiết kế mạng lưới chuỗi cung ứngNhững hệ thống được thiết lập nhằm tối ưu hóa mối liên hệ giữa các thành tố khác nhau bên trong chuỗi cung ứng tại nhà máy sản xuất, trung tâm phân phối, điểm bán hàng, cũng như trong khâu cung cấp nguyên liệu thô, mối quan hệ giữa các dòng sản phẩm và các yếu tố khác nhằm đồng bộ hóa chuỗi cung ứng trên cấp độ chiến lược.
Supply Chain Operations Reference Model (SCOR):Mô hình tham chiếu hoạt động chuỗi cung ứngĐây là mô hình được xây dựng bởi Hiệp hội Chuỗi cung ứng (SCC) và được xây dựng quanh sáu quy trình chính: lập kế hoạch, tìm nguồn cung ứng, sản xuất, phân phối, thu hồi và thực thi. Mục đích của SCOR là nhằm cung cấp một phương pháp chuẩn hóa trong việc đánh giá năng lực chuỗi cung ứng và sử dụng bộ chỉ tiêu đo lường chung để so sánh với những tổ chức khác.
Supply Chain Resiliency:Khả năng hồi phục của chuỗi cung ứngLà thuật ngữ miêu tả mức độ phục hồi của chuỗi cung ứng đối với các thảm họa.
Supply Planning Systems:Hệ thống hoạch định cung ứng(Xem Supply Planning)
Supply Planning:Hoạch định chuỗi cung ứngQui trình xác định, ưu tiên và tổng hợp toàn bộ các thành tố cấu thành tổng thể, tất cả các nguồn cung ứng theo yêu cầu và thêm giá trị vào trong chuỗi cung ứng của một sản phẩm hay dịch vụ nào đó ở cấp độ thích hợp theo chiều dọc và ngang.
Supply Chain Vulnerability:Khả năng tổn thương của chuỗi cung ứngCó tầm quan trọng ngang bằng với các yếu tố khác trong Chuỗi cung ứng như Khả năng thay đổi, Tốc độ và Khối lượng. Thuật ngữ này đánh giá chuỗi cung ứng dựa trên mức độ tương thích đối với năm bước giải quyết thảm họa logistics là lập kế hoạch, phát hiện, giảm thiểu, phản hồi và hồi phục. 
Supply Chain Strategy Planning:Hoạch định chiến lược chuỗi cung ứngQui trình phân tích, đánh giá, xác định các chiến lược chuỗi cung ứng, bao gồm thiết kế mạng lưới, chiến lược sản xuất và phân phối, và chính sách lưu trữ hàng hóa. Xem thêm: Indirect Cost
Sustaining Activity:Hành động hỗ trợLà hành động nhằm mang lại lợi ích cho một đơn vị tổ chức nói chung nhưng không có một khoản chi phí cụ thể nào.
Surcharge:Phụ phíLà khoảng phí thu thêm ngoài các loại phí áp dụng; các hãng vận tải đường bộ có phụ phí nhiên liệu, và ngành đường sắt có thể áp dụng phụ phí đối với bất kỳ mức giá chung nào miễn sao không vượt quá 110% biến phí.
Support Costs:Chi phí hỗ trợLà các chi phí cho những hoạt động không liên hệ trực tiếp đến sản xuất hay phân phối sản phẩm hoặc dịch vụ. Ví dụ như các chi phí cho hệ thống thông tin, thiết kế qui trình và thu mua.
Supply Warehouse:Kho hàng cung ứngLà kho hàng dùng để chứa nguyên liệu thô. Hàng hóa từ các nhà cung ứng khác nhau được thu gom, phân loại, lưu trữ hay sắp xếp tại nhà kho để phục vụ cho việc sản xuất các đơn hàng.
Supportability:Khả năng hỗ trợLà chất lượng vốn có của hệ thống, bao gồm thiết kế, hỗ trợ kỹ thuật và các qui trình bảo dưỡng, nhằm đáp ứng cho việc phát hiện, cô lập, và sửa chữa/thay thế kịp thời các bất thường trong hệ thống. Khả năng này bao gồm các yếu tố như chẩn đoán, tiên lượng, thu thập dữ liệu bảo dưỡng thời gian thực, các lĩnh vực “thiết kế hỗ trợ”, và “hỗ trợ thiết kế”, giảm thiểu và chống mài mòn, giảm thiểu dấu vết logistics và các yếu tố khác góp phần tạo điều kiện tốt nhất cho môi trường và duy trì một hệ thống hoạt động bền vững.
Sustainability:Khả năng bền vữngKhả năng bền vững của một công ty là những nỗ lực công ty đó thực hiện để việc kinh doanh của mình được tiến hành theo cách có trách nhiệm với môi trường và với xã hội. Khả năng hỗ trợ bao gồm các yếu tố như phát triển bền vững, trách nhiệm với xã hội (CSR), sự quan tâm của các bên góp vốn, và trách nhiệm giải trình của công ty.
Surge Capacity:Khả năng tăng công suấtLà khả năng đáp ứng với việc tăng nhu cầu trong khoản thời gian ngắn. 
SVHC:(Xem Substance of Very High Concern)
SWAS (Store-Within-A-Store): Kho hàng bên trong kho hàng
Swimlane:Một hàng trên một loại biểu đồ qui trình kinh doanh được gọi là “Biểu đồ Swimlane” cho ta cách xác định bộ phận hay cá nhân nào chịu trách nhiệm đối với một qui trình hay hoạt động cụ thể nào. Bộ phận hoặc cá nhân chịu trách nhiệm được nêu tên ở phía bên trái của biểu đồ ở đó các qui trình được sắp xếp từ trái sang phải và các các gạch nối giữa các hàng biểu thị sự chuyển giao giữa các bộ phận.
Switch Engine:Đầu máy chuyển toaLà đầu máy xe lửa dùng để dịch chuyển các toa xe trong một quảng đường ngắn nội bộ bên trong một ga hay nhà máy.
Switching company:Công ty chuyển tiếp toa tàuLà hãng đường sắt thực hiện việc di chuyển các toa tàu trong một quảng đường ngắn; các công ty chuyển tiếp toa tàu làm nhiệm vụ kết nối giữa hai hãng vận tải đường sắt chính bằng việc cung cấp phương tiện vận chuyển hàng hóa.
SWOT: (Xem SWOT Analysis)
SWOT Analysis:Phân tích SWOT Là công cụ chiến lược dùng trong quản lý dùng để phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, các cơ hội và các mối đe dọa của một công ty và đối với một công ty.
Synchronization:Đồng bộ hóaLà khái niệm theo đó tất cả các chức năng chuỗi cung ứng được tích hợp và tương tác trong thời gian thực; khi có sự thay đổi tại một khu vực nào đó, tác động của sự thay đổi đó sẽ được tự động truyền đi xuyên suốt chuỗi cung ứng.
Synchronous Process:Qui trình đồng bộLà một chuỗi các hành động được liên kết lại với nhau, trong đó hành động trước phải được hoàn tất trước khi hành động sau nó được bắt đầu.
Systems Concept:Khái niệm hệ thốngLà chiến lược ra quyết định nhấn mạnh lên tính hiệu quả của toàn bộ hệ thống hơn là tính hiệu quả của một phần riêng lẻ trong hệ thống.

0 comments:

Post a Comment

Powered by Blogger.