"pinterest" Thuật Ngữ Chuỗi Cung Ứng & Logistics "T" | Chia Sẻ Cho Bạn Những Điều Thú Vị Trong Cuộc Sống

Thuật Ngữ Chuỗi Cung Ứng & Logistics "T"

Leave a Comment

Thuật Ngữ Chuỗi Cung Ứng & Logistics "T"


Tact Time:(Xem Takt Time)

Tactical Planning:Hoạch định sách lược Quy trình phát triển tổng hợp các kế hoạch sách lược (như kế hoạch sản xuất, kế hoạch bán hàng, kế hoạch marketing…). Có hai phương pháp hoạch định sách lược nhằm nối các kế hoạch sách lược với các kế hoạch chiến lược là hoạch định sản xuất và hoạch định kinh doanh - hoạt động. Xem thêm: Sales and operational planning, strategic planning.

 Taguchi Method:Phương pháp TaguchiLà khái niệm chỉ các phương pháp quản lý chất lượng hoạt động độc lập được tiến hành ngay giai đoạn thiết kế sản phẩm và quy trình nằm trong chu trình phát triển sản phẩm. Khái niệm này do Genichi Taguchi đưa ra, bao gồm ba giai đoạn trong thiết kế sản phẩm: thiết kế hệ thống, thiết kế tham số và thiết kế đúng sai. Mục đích của phương pháp này là làm giảm sự sa sút chất lượng bằng cách giảm thiểu sự biến thiên thuộc tính sản phẩm trong giai đoạn thiết kế tham số khi phát triển sản phẩm.

Takt Time:Nhịp độ sản xuấtYếu tố này quyết định tốc độ sản xuất sao cho phù hợp với tỉ lệ nhu cầu khách hàng và được xem như trọng tâm của bất kỳ hệ thống sản xuất tinh giản. Chỉ tiêu này được tính toán bằng cách lấy thời gian sản xuất đáp ứng chia cho tỷ lệ nhu cầu khách hàng. Ví dụ, giả sử nhu cầu khách hàng là 10.000 đơn vị sản phẩm trong một tháng tương đương 500 đơn vị sản phẩm trong một ngày và năng suất đáp ứng theo hoạch định là 420 phút trong một ngày. Nhịp độ sản xuất = 420 phút trên ngày / 500 đơn vị sản phẩm trên ngày = 0,84 phút cho một đơn vị sản phẩm. Chỉ tiêu này cho biết trung bình khoảng 0,84 phút thì một đơn vị sản phẩm dự kiến xuất xưởng.

Tally Sheet:Bản kiểm kêLà bản các công ty dùng ghi lại số lượng các món hàng nhận được hay chuyển đi. Trong nhiều công ty, các bản kiểm kê được dùng như một phần của các chứng từ xác nhận tồn kho.

Tandem:Là loại đầu xe có hai trục hay toa mooc có hai trục.

Tank Cars:Xe bồnLà loại toa xe được thiết kế để chứa các hàng hóa dạng lỏng hay khí.

Tapering Rate:Tỷ lệ khoảng cách giảm dần Là tỷ lệ khoảng cách vận chuyển hàng hóa gia tăng với mức độ giảm dần. 

Tare Weight:Trọng lượng trừ bìLà trọng lượng của lô hàng sau khi đã trừ đi trọng lượng container rỗng trên tổng trọng lượng của container khi có hàng.

Target Costing:Tính chi phí mục tiêuChi phí mục tiêu được tính bằng cách lấy giá bán dự kiến hoặc giá thị trường trừ đi tỷ lệ lợi nhuận mong muốn để đạt được chi phí về marketing, chi phí thiết kế, chi phí sản xuất dự định. Đây có thể không phải là chi phí sản xuất ban đầu nhưng có thể là chi phí kỳ vọng trong giai đoạn sản xuất hoàn thiện. Xác định chi phí mục tiêu là phương pháp sử dụng trong phân tích thiết kế sản phẩm để ước lượng chi phí mục tiêu nhằm mục đích sau đó là thiết kế sản phẩm hay dịch vụ dựa vào chi phí này.

 Xem thêm: Value AnalysisTariff:Thuế xuất nhập khẩuLà thuế được chính phủ đánh lên hàng hóa nhập khẩu vào hay xuất đi khỏi một quốc gia. Thuật ngữ “tariff” cũng được dùng trong vận chuyển để chỉ các khoản phí và các qui định một hãng vận tải áp dụng cho các dịch vụ của mình. 

Tasks:Nhiệm vụCác phần của công việc trong cùng một hoạt động được chia thành các phần việc nhỏ hơn.

Task Interleaving:Kết hợp nhiệm vụLà phương pháp kết hợp các hoạt động gom hàng và chuyển hàng tại kho. Các Hệ thống quản lý kho hàng (WMS) sử dụng nguyên lý hướng dẫn người điều khiển xe nâng (thường thông qua sử dụng thiết bị phát sóng radio) để đặt một pallet trên đường di chuyển cho một lần nâng kế tiếp. Ý tưởng này nhằm giảm tình trạng thiết bị khai thác di chuyển trong kho trong tình trạng không hàng hóa.

T’s & C’s:(Xem Terms and Conditions)TCO: (Xem Total Cost of Ownership)

Technical Components:Bộ phận kỹ thuậtLà các bộ phận (chi tiết) của một sản phẩm chỉ có một số lượng hạn chế các nhà cung ứng. Các bộ phận này rất khó sản xuất, và đòi hỏi mất nhiều thời gian và chuyên môn hơn so với bộ phận tiêu chuẩn thông thường.

Ten Principles:Mười nguyên tắcĐây là những nguyên tắc trong việc phân tích, hoạch định, quản lý các hoạt động và hệ thống xử lý nguyên liệu. Những nguyên tắc này là nền tảng cơ bản để từ đó xây dựng khả năng quản lý nguyên liệu. Những nguyên tắc này là điểm khởi đầu trong việc phát hiện ra những vấn đề và đánh giá nhu cầu. Mười nguyên tắc đó là: 1. Hoạch định 2. Chuẩn hóa 3. Thực hiện 4. Nghiên cứu về người lao động 5. Xác định hàng hóa đơn vị 6. Tận dụng không gian 7. Hệ thống 8. Tự động 9. Môi trường 10. Chi phí vòng đời sản phẩm 

TenderHồ sơ thầuLà tài liệu mô tả một giao dịch kinh doanh cần được thực hiện.

Terminal Delivery AllowanceChiết khấu giao hàng tại cảngLà giá cước được tính giảm đối với chủ hàng gửi hàng hay nhận hàng ngay tại cảng của hãng vận tải.

Terms and conditions (T’s & C’s)Điều khoản và điều kiệnLà tất cả các điều khoản và thỏa thuận trong một hợp đồng.

TEU Xem Twenty-foot Equivalent Unit

Theoretical Cycle TimeThời gian chu kỳ lý thuyếtLà khoản thời gian liên tục một đơn vị sản xuất cần để hoàn tất tất cả các công đoạn của một quy trình mà không phải chờ đợi, tạm dừng hay mất thời gian do bị lỗi.

Theory of Constraints (TOC)Lý thuyết về sự hạn chếLà lý thuyết về quản lý sản xuất trong đó cho rằng sản lượng bị kiểm soát bởi một loạt các hạn chế liên quan đến công suất trung tâm sản xuất, khả năng có sẵn của linh kiện, tài chính… Tổng sản lượng không thể vượt quá công suất của hạn chế nhỏ nhất, và bất kỳ lượng tồn kho dự phòng hay vượt quá công suất tại các trung tâm sản xuất không liên quan đều là lãng phí.

Third-Party Logistics (3PL)Logistics bên thứ baLà việc thuê một công ty chuyên trách toàn bộ hay phần lớn các hoạt động logistics của một công ty. Thuật ngữ “3PL” lần đầu được sử dụng vào đầu những năm 1970 để chỉ các công ty tiếp thị đa phương thức (ICMs) trong các hợp đồng vận tải. Trước đó, các hợp động vận tải chỉ bao gồm hai bên, chủ hàng và hãng vận tải. Khi ICMs gia nhập lĩnh vực này – với vai trò là các trung gian nhận hàng từ chủ hàng và giao lại cho các hãng vận tải – họ trở thành bên thứ ba trong hợp đồng đó, tức là 3PL. Nhưng trải qua nhiều năm, khái niệm này đã mở rộng ra khi ngày nay mọi công ty có cung cấp một số loại hình dịch vụ logistics cho thuê đều tự gọi mình là một 3PL.

 Third Party Logistics ProviderNhà cung cấp dịch vụ Logistics bên thứ baLà một công ty cung cấp các dịch vụ logistics cho khách hàng. Thông thường các dịch vụ này được nhà cung cấp tích hợp hay ‘gói’ lại với nhau. Các công ty này chịu trách nhiệm vận chuyển các phụ kiện và nguyên liệu từ nhà cung ứng đến cho nhà sản xuất, và vận chuyển thành phẩm từ nhà sản xuất đến cho nhà phân phối và các hãng bán lẻ. Các dịch vụ họ cung cấp bao gồm vận chuyển, kho bãi, đóng hàng tại cảng, quản lý tồn kho, đóng gói và chuyển hàng.

Third-Party WarehousingThuê ngoài dịch vụ kho cho bên thứ baLà việc thuê ngoài các chức năng về kho bãi của bên bán hàng cho bên thứ ba.

Three-layer FrameworkCấu trúc ba lớpLà cấu trúc cơ bản và hoạt động sản xuất của một công ty; ba lớp này bao gồm hệ thống sản xuất, quản lý hành chính và kiểm soát chất lượng, và lập kế hoạch tổng thể.

Throughput Sản lượngLà số lượng sản phẩm trong qua một chu trình chẳng hạn như sản lượng hàng hóa lưu kho (trọng lượng, số lượng hàng). Đây cũng được tính bằng cách lấy tổng số lượng đơn vị hàng hóa nhận được cộng với tổng lượng đơn vị hàng hóa chuyển đi đem chia cho hai.

Time Based Order SystemXem Fixed Reorder Cycle Inventory Model

Time Bucket Bảng tổng hợp theo thời gianMột số lượng các dữ liệu được tổng kết lại trong một biểu đồ dạng cột. Bảng tổng hợp hàng tuần bao gồm tất cả các dữ liệu liên quan trong toàn bộ tuần đó. Bảng tổng hợp hàng tuần được xem là bảng tổng hợp lớn nhất có thể (ít ra là trong thời gian ngắn và trung bình) cho phép việc hoạch định yêu cầu nhiên liệu đạt hiệu quả nhất.

Time FenceHàng rào thời gianLà cách thức hay hướng dẫn được đưa ra nhằm xác định nơi thực hiện những hạn chế hay thay đổi trong quy trình hoạt động. Ví dụ như những thay đổi đối với kế hoạch sản xuất tổng thể có thể được hoàn thành một cách dễ dàng sau thời gian thực hiện đơn hàng tích lũy, trong khi đó những thay đổi trong thời gian đó sẽ rất khó thực hiện. Hàng rào thời gian có thể được sử dụng để xác định những thời điểm này.

Time-Definite ServicesDịch vụ đảm bảo thời gianLà dịch vụ giao hàng được đảm bảo trong một ngày nhất định hay vào một thời điểm nhất định trong ngày.

Time/Service RateGiá cước dựa trên thời gian và dịch vụLà giá cước vận tải đường sắt được tính trên thời gian trung chuyển.

Time-to-Product:Thời gian nhận được sản phẩmLà tổng thời gian cần cho việc nhận, hoàn tất và giao hàng đối với một đơn hàng của khách hàng đối với một sản phẩm hiện có. Thời gian này được tính từ lúc khách hàng đặt đơn hàng đến khi khách hàng nhận được sản phẩm đó.

Time UtilityGiá trị thời gianLà giá trị được tạo ra trong một sản phẩm bằng cách đưa sản phẩm đến đúng thời điểm mong muốn. Việc vận chuyển và lưu kho góp phần tạo ra giá trị thời gian.

TimetablesThời gian biểuLà thời gian dự kiến khởi hành và đến tại điểm xuất phát và điểm đến, thường được sử dụng cho các hành khách di chuyển bằng máy bay, xe bus và xe lửa.

TL Xem Truckload Carrier 

TMS Xem Transportation Management System

TOC Xem Theory of Constraints

TOFC Xem Trailer-on-Flat Car, Piggyback

Ton-Mile:Đơn vị Tấn – Dặm Là đơn vị đo lường sản lượng hàng hóa vận chuyển; đơn vị này phản ánh trọng lượng chuyến hàng và khoảng cách hàng được vận chuyển; là tích của số tấn và quãng đường vận chuyển.

Total Annual Material Receipts:Tổng thu nguyên liệu hàng năm

Total Annual Sales:Tổng doanh thu hàng nămTổng doanh thu hàng năm là tổng doanh thu bán sản phẩm cộng với doanh thu từ sau bán hàng (ví dụ như bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị, lắp đặt hệ thống), bản quyền, doanh thu bán các dịch vụ khác, doanh thu từ phụ tùng thay thế và doanh thu từ việc cho thuê.

Total Average Inventory:Tổng lượng tồn kho trung bìnhLà trung bình lượng tồn kho sử dụng thông thường, cộng với trung bình của tổng lượng tồn kho, cộng với lượng tồn kho an toàn.

Total Cost Analysis:Phân tích tổng chi phíLà phương pháp ra quyết định trong đó xem xét việc giảm đến mức tối thiểu tổng chi phí và tìm ra mối quan hệ tương tác giữa các khác biệt trong hệ thống như vận chuyển, kho bãi, lưu kho, và dịch vụ khách hàng.

Total Cost CurveĐường tổng chi phí1) Trong phân tích chi phí-số lượng-lợi nhuận (điểm hòa vốn), đường tổng chi phí được tính bằng cách nhân tổng chi phí cố định và biến thiên trên mỗi đơn vị sản phẩm với tổng số lượng đơn vị sản phẩm. Số lượng sản phẩm tại điểm hòa vốn là giao điểm của đường tổng chi phí với đường tổng doanh thu bán hàng. Xem: Break-even chart , Break-even point. 2) Trong lý thuyết lưu kho, đường tổng chi phí cho việc lưu kho một món hàng là tổng chi phí cho việc nhận và chuyển món hàng này. Xem thêm: Economic Order Quantity

Total Cost of Ownership (TCO):Tổng chi phí sở hữuLà tổng chi phí của một máy tính trong suốt vòng đời của nó, từ khi được mua cho đến khi tiêu hủy. TCO được tính bằng cách kết hợp các chi phí cứng và mềm của việc sở hữu các tài sản công nghệ thông tin được nối mạng với nhau. Chi phí ‘cứng’ bao gồm các khoản như giá mua thiết bị, chi phí lắp đặt, nâng cấp, hợp đồng bảo trì, hợp đồng hỗ trợ và chi phí tiêu hủy, các khoản phí bản quyền có thể hoặc không thể được trả trước hay tính theo từng năm. Những chi phí này được xem là chi phí ‘cứng’ vì chúng hữu hình và có thể dễ dàng lý giải được.

Total Cumulative Manufacture Cycle Time:Tổng thời gian chu kỳ sản xuất tích lũyThời gian trung bình từ khi bắt đầu quy trình xử lý cho đến khi hoàn tất khâu đóng gói cuối cùng để vận chuyển đi cũng như cho phép giải phóng lô hàng. Thời gian này không bao gồm thời gian lưu trữ trong quá trình sản xuất. Cách tính:[Số sản phẩm trung bình trong quá trình sản xuất] / [Sản lượng trung bình hàng ngày] - Số ngày cung cấp sản phẩm trong quá trình sản xuất

Total Inventory Days of Supply:Tổng giá trị lưu kho cung ứngLà tổng giá trị của hàng hóa lưu kho tính ở mức chi phí tiêu chuẩn trước khi có lượng hàng dự trữ. Giá trị này chỉ bao gồm số tồn kho trong sổ sách và hiện đang thuộc sở hữu của công ty. Những hàng hóa bổ sung sau này từ nhà cung ứng không được tính vào.Cách tính:[Tổng tồn kho trung bình thường niên 5 điểm] / [Chi phí bán hàng/365]

Total Make Cycle Time:Tổng thời gian chu kỳ sản xuấtLà tổng thời gian xử lý trung bình từ khi bắt đầu qui trình sản xuất cho đến khi hoàn thành tất cả các qui trình sản xuất nhưng KHÔNG bao gồm hoạt động đóng gói, dán nhãn (nghĩa là từ khi bắt đầu sản xuất cho đến khi có được thành phẩm chuẩn bị bắt đầu đóng gói). Thời gian này không bao gồm thời gian kiểm tra, lưu giữ và giải phóng lô hàng.Cách tính:[Số lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất] / [Sản lượng trung bình hàng ngày]

Total Package and Label Cycle Time:Tổng thời gian chu trình đóng gói và dán nhãnLà tổng thời gian xử lý trung bình từ khi bắt đầu các bước đóng gói và dán nhãn cho đến khi hoàn tất các bước sau cùng trong khâu đóng gói để chuyển hàng đi.Cách tính:[Số lượng sản phẩm trong quá trình đóng gói và dán nhãn] / [Sản lượng trung bình hàng ngày]

Total Product Revenue:Tổng doanh thu sản phẩmLà tổng giá trị hàng hóa bán ra cho khách hàng cộng với giá trị chuyển giao hàng nội bộ công ty, sau khi trừ đi các khoản giảm giá, thưởng, chiết khấu … Chỉ bao gồm doanh thu nội bộ công ty khi sản phẩm được vận chuyển ra khỏi một đơn vị, các dịch vụ lắp đặt nếu những dịch vụ này được bán kèm với sản phẩm sau cùng, và được bán cho khách hàng trong cùng một khoảng thời gian và doanh thu này được tính theo giá bán trung bình. Lưu ý: Tổng doanh thu này không bao gồm doanh thu sau khi giao hàng (ví dụ như bảo trì, sửa chữa thiết bị, lắp đặt hệ thống), tiền bản quyền, dịch vụ kinh doanh khác, doanh thu bán phụ tùng thay thế, thu nhập từ hoạt động cho thuê. 

Total Productive Maintenance (TPM):Duy trì năng suất toàn diệnQuy trình duy trì năng suất dựa theo nhóm làm việc, được thiết kế nhằm tận dụng tối đa máy móc hiện có và công suất máy và tối ưu hóa chất lượng sản phẩm.

 Total quality management (TQM):Quản lý chất lượng toàn diệnLà phương pháp quản lý trong đó các nhà quản lý liên tục liên lạc với các bên góp vốn của công ty để nhấn mạnh tầm quan trọng của việc liên tục cải thiện chất lượng.

Total Sourcing Lead Time (95% of Raw Material Dollar Value):Tổng thời gian tìm kiếm nguồn cung (95% giá trị nguyên liệu thô)Là tổng thời gian tích lũy cần để tìm kiếm được 95% giá trị nguyên liệu thô (trên một đơn vị sản xuất) từ các nguồn cung ứng nội bộ và bên ngoài (là tổng thời gian trung bình của việc hoạch định bên trong nhà máy, thời gian vận chuyển của nhà cung cấp [bên ngoài và nội bộ], thời gian nhận hàng, thời gian xử lý,… từ khâu xác định nhu cầu của nhà máy cho đến khi nguyên vật liệu sẵn sàng cho sản xuất).

 Total Supply-Chain Management Cost (5 elements):Tổng chi phí quản trị chuỗi cung ứng (5 thành phần) Là tổng chi phí quản lý việc xử lý đơn hàng, chi phí mua nguyên vật liệu, chi phí quản lý tồn kho, chi phí quản lý tài chính chuỗi cung ứng, chi phí hoạch định, chi phí IT được tính theo tỷ lệ phần trăm của doanh thu. Việc phân bổ chính xác chi phí liên quan đến IT là vấn đề thách thức. Nó có thể được tính bằng cách sử dụng mô hình Chi phí-dựa trên-từng công việc, hoặc dựa trên một số cách truyền thống khác. Việc phân bổ chi phí dựa vào số người sử dụng, số giao dịch hoặc số nhân sự phòng ban là những phương pháp hợp lý. Điều này nhấn mạnh đến việc ghi nhận tất cả các loại chi phí, cho dù phát sinh trong nội bộ công ty hay trong một tổ chức đại diện cho công ty. Những ước lượng hợp lý sẽ được chấp nhận như cơ sở để đánh giá toàn bộ hoạt động. Tất cả các ước lượng phản ánh chi phí phát sinh thực thể bao gồm lương, khoản phúc lợi, chi phí thuê mua địa điểm và thiết bị, các chi phí hành chính và chi phí chung. Cách tính: [Chi phí quản lý đơn hàng + Chi phí sử dụng nguyên vật liệu + Chi phí tồn kho + Chi phí quản lý tài chính chuỗi cung ứng và Chi phí hoạch định + Tổng chi phí liên quan đến IT của chuỗi cung ứng] / [Tổng doanh thu bán hàng]

 Total Supply Chain Response Time: Tổng thời gian phản hồi của chuỗi cung ứng Là thời gian cần để cân đối lại toàn bộ chuỗi cung ứng sau khi đã xác định một sự thay đổi trong nhu cầu của thị trường. Thời gian này cũng được sử dụng để đánh giá khả năng thay đổi nhanh chóng của chuỗi cung ứng đáp ứng với những sự thay đổi của thị trường. Cách tính: [Thời gian chu kỳ dự báo] + [Thời gian chu kỳ tái hoạch định] + [Thời gian chu kỳ tái hoạch định trong sản xuất] + [Thời gian sản xuất/ tìm kiếm nguồn cung nguyên liệu tích lũy] + [Thời gian hoàn thành đơn hàng] 

Total Test and Release Cycle Time:Tổng thời gian kiểm tra và giải phóng sản phẩm Là lượng thời gian trung bình để thực hiện tất cả các hoạt động kiểm tra, xem xét tài liệu, kiểm tra vận hành từ khâu bắt đầu sản xuất cho đến khâu giải phóng lô hàng đóng gói cuối cùng dành chuẩn bị cho xuất xưởng. Cách tính:[Trung bình đơn vị sản xuất kiểm tra và giải phóng] / [Sản lượng trung bình hàng ngày tại các đơn vị sản xuất]

Toto Authority:Giấy phép TotoLà hãng vận tải được cấp phép hoạt động với tư cách là một hãng vận tải công cộng vận chuyển hàng hóa thông qua các hãng vận tải tư nhân; loại giấy phép này được cấp cho công ty Toto vào năm 1978.

Touch Labor:Lao động trực tiếpLà lao động trực tiếp cộng giá trị vào sản phẩm – người lắp ráp, thợ hàn…Khái niệm này không bao gồm các nguồn lực gián tiếp như người xử lý nguyên liệu (người di chuyển và sắp xếp sản phẩm, thợ cơ khí và thợ điện chịu trách nhiệm bảo trì thiết bị.)

Touches:Đơn vị công việcLà số lần một thao tác công việc được thực hiện trong suốt một quy trình sản xuất hay lắp ráp. Đơn vị công việc thường được dùng để tính toán hiệu suất làm việc hay tính chi phí và giá cả.

TPM: Xem Total Productive Maintenance

TQM: Xem Total Quality Management

Tracing:Định vị lô hàngLà việc xác định vị trí của lô hàng trong suốt quá trình vận chuyển.

Traceability:Khả năng định vị lô hàng1) Là thuộc tính cho phép xác định vị trí của một lô hàng đang được vận chuyển.2) Là việc đăng ký và theo dõi các thiết bị, quy trình và nguyên liệu dùng trong việc sản xuất theo số lô hàng hay số sê ri.

Tracking and Tracing:Theo dõi và định vị lô hàngLà việc giám sát và ghi nhận quá trình vận chuyển của một lô hàng từ điểm xuất phát đến điểm đến.

Tracking Signal:Tín hiệu lưu ýLà tỷ lệ giữa tổng các giá trị sai lệch cộng dồn dự báo và giá trị thực tế trên giá trị sai lệch tuyệt đối. Chỉ số này thường được sử dụng khi có sự nghi ngờ về giá trị của mô hình dự báo.

Tractor:Đầu kéoLà phần đầu xe nơi dành cho tài xế ngối và có động cơ và có hai hoặc ba trục.

Trading Partner:Đối tác thương mạiLà các công ty hợp tác kinh doanh với nhau thông qua EDI (ví dụ như gởi và nhận chứng từ kinh doanh, đơn hàng).

Trading Partner Agreement:Thỏa thuận đối tác kinh doanhLà hợp đồng bằng văn bản trong đó thể hiện những thỏa thuận về các điều khoản giữa các đối tác kinh doanh qua EDI.

Traffic:Bộ phận vận tảiBộ phận chịu trách nhiệm sắp xếp, phân loại cách thức và phương pháp vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm ra vào công ty một cách kinh tế nhất.

Traffic Management:Quản lý vận tảiViệc quản lý và kiểm soát các phương thức vận tải, các hãng vận tải và dịch vụ vận tải.

Trailer:Mooc xe kéoPhần của xe tải nơi chứa hàng hóa.

Trailer Drops:Dỡ hàng khỏi xeLà khi tài xế đưa xe đầy hàng đến kho để được dỡ hàng và lấy xe trống đi.

Trailer on a Flatcar (TOFC):Mooc xe container đặt trên toa xe phẳngHình thức vận chuyển container đặc biệt kết hợp giữa vận tải đường sắt và đường bộ. Đồng nghĩa: Piggyback

Tramp:Hãng vận tải tàu chuyếnLà hãng vận tải đường thủy không có lộ trình hay lịch trình cố định; một tàu vận tải chuyến được cho thuê theo chuyến cụ thể hay vào một thời điểm nhất định.

Transaction:Giao dịchLà một hoạt động chuyển giao đã được hoàn thành, ví dụ chuyển giao dữ liệu hóa đơn qua mạng EDI. Thuật ngữ này được sử dụng tương tự trong xử lý thông tin, theo đó một giao dịch có thể là một truy vấn thông tin, cập nhật thông tin hoặc là những giao dịch thương mại. Thuật ngữ này quan trọng đối với những nhà khai thác dịch vụ EDI khi phải chuyển tải hóa đơn và các loại chứng từ khác.

Transaction Set:Tập hợp giao dịchThường được sử dụng trong các giao dịch kinh doanh (ví dụ như đặt đơn mua hàng, ra hóa đơn,…) được sắp xếp theo một cách thức hợp lý bao gồm các phần kiểm soát tập hợp giao dịch, các phần dữ liệu, phần dữ liệu kiểm soát dấu vết tập hợp giao dịch).

Transaction Set ID:Số hiệu tập hợp giao dịchLà số gồm ba chữ số xác định một tập hợp giao dịch.

Transactional Acknowledgement:Xác nhận giao dịchCác tập hợp giao dịch cụ thể, như tập hợp xác nhận của giao dịch đặt đơn hàng (855) chính là việc xác nhận việc nhận đơn hàng và cung cấp thông tin về tình trạng đặc biệt như lên lại kế hoạch, thay đổi giá bán, tình trạng đơn hàng giáp lưng,…

Transfer Pricing:Định giá khi chuyển giaoLà việc định giá hàng hóa hay dịch vụ được chuyển giao từ khu vực kinh doanh này sang một khu vực kinh doanh khác. Việc định giá khi chuyển giao thường bao gồm các chi phí phát sinh khi chuyển giao và do đó chi phí của các món hàng tất nhiên sẽ cao hơn so với khi nhận hàng thông qua các kênh thông thường.

Transit Inventory:Tồn kho trong quá trình vận chuyển Tồn kho trong quá trình vận chuyển giữa khu vực sản xuất và khu vực dự trữ hoặc giữa các kho với nhau trong mô hình kho phân phối. Xem thêm: In-transit Inventory

Transit Privilege:Đặc quyền trong vận chuyển Một đặc quyền do nhà vận chuyển cho phép chủ hàng có quyền ngừng ngay việc vận chuyển một lô hàng để thực hiện công việc thay đổi những thuộc tính vật lý của hàng hóa nhưng chủ hàng phải trả cước phí vận chuyển của toàn bộ hành trình.

Transit Time:Thời gian vận chuyểnTổng thời gian từ khi thu gom hàng cho đến khi giao hàng.Translation Software:Phần mềm chuyển ngữPhần mềm chuyển đổi hay “dịch” các dữ liệu ứng dụng kinh doang dang định dạng EDI và ngược lại.

Transmission Acknowledgment:Xác nhận truyền dữ liệu Sự xác nhận về một hoạt động truyền dữ liệu thành công không phát sinh lỗi. 

Transparency:Tính minh bạch Khả năng được quyền truy cập thông tin của các hệ thống có cấu trúc khác nhau. Ví dụ khách hàng trực tuyến có thể tiếp cận website của người bán để đặt hàng và nhận được thông tin liên quan đến sản phẩm từ nhà sản xuất thuê ngoài hoặc thông tin về vận chuyển từ nhà cung cấp dịch vụ logistics thứ ba. Xem thêm: Visibility

Transportation Association of America:Hiệp hội vận tải MỹMột tổ chức đại diện cho toàn bộ hệ thống Vận tải Mỹ, bao gồm các hãng vận tải, người dùng và công chúng; nay đã giải thể.

Transportation Management System (TMS):Hệ thống quản lý vận tảiLà một hệ thống máy tính được thiết kế nhằm tối ưu hóa việc quản lý vận chuyển thông qua các phương thức khác nhau bao gồm các hoạt động như quản lý đơn vị vận chuyển, xây dựng và hoạch định nhân lực, lịch trình vận chuyển hàng hóa xuất nhập, quản lý chứng từ (đặc biệt khi có sự tham gia của vận tải quốc tế), quản lý nhà cung cấp dịch vụ logistics thứ ba.

Transportation Mode:Phương thức vận tảiCác phương thức vận tải như đường bộ, đường biển hay đường hàng không.

Transportation Planning:Hoạch định vận tảiQui trình xác định một kế hoạch vận chuyển trong chuỗi cung ứng tích hợp và duy trì cung cấp thông tin theo yêu cầu vận chuyển của toàn bộ chuỗi cung ứng cũng như quản lý các nhà chuyên chở.

 Transportation Planning Systems:Hệ thống hoạch định vận tảiHệ thống được sử dụng trong việc tối ưu hóa nhiệm vụ vận chuyển từ nhà máy đến các trung tâm phân phối và từ trung tâm phân phối đến cửa hàng. Hệ thống này sẽ kết hợp các “các chuyến vận chuyển” để đảm bảo những phương tiện kinh tế nhất được sử dụng.

Transportation Requirements Planning (TRP):Hoạch định yêu cầu vận tảiViệc sử dụng công nghệ tin học và các thông tin có sẵn trên cơ sở dữ liệu MRP và DRP để hoạch định các yêu cầu vận chuyển dựa theo nhu cầu thực tế.

Transportation Research Board:Ban nghiên cứu vận tảiMột bộ phận của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia chuyên thực hiện các nghiên cứu về vận tải.

Transportation Security Administration (TSA):Cục quản lý An ninh Vận tảiTSA được lập ra sau vụ tấn công khủng bố ngày 11/9/2001 và đi vào hoạt động vào tháng 11/2001. TSA khởi nguồn từ Bộ Vận Tải Mỹ nhưng sau đó chuyển qua thuộc quyền quản lý của Bộ An Ninh Nội Địa Mỹ vào tháng 3/2003. Sứ mệnh của TSA nhằm bảo vệ hệ thống vận tải quốc gia thông qua việc đảm bảo sự tự do trong vận chuyển hành khách và hàng hóa thương mại.

Transportation Method:Phương pháp vận chuyển Phương pháp lập chương trình tuyến tính xác định việc phân bổ chi phí tối thiểu trong vận chuyển hàng hóa từ nhà máy đến kho và từ kho đến khách hàng.

 Transportation Research Forum:Diễn đàn nghiên cứu vận tải Diễn đàn do các chuyên gia lập nên để thảo luận và trao đổi những ý tưởng vận tải cũng như các phương pháp nghiên cứu vận tải.

 Transshipment Problem:Vấn đề chuyển tàuSự khác biệt giữa các phương thức vận chuyển trong chương trình tuyến tính trong đó hàng hóa được chuyển đến một điểm đến và sau đó lại được tái vận chuyển từ chính điểm đến đó.

Travel Agent:Đại lý du lịchCông ty cung cấp thông tin du lịch; bán vé máy bay, tàu lửa và tàu thủy; đặt phòng khách sạn. Đại lý du lịch được các hãng vận tải và khách sạn trả tiền hoa hồng.

Trend:Xu hướngSự chuyển động lên xuống theo thời gian của một biến số ví dụ như nhu cầu đối với một sản phẩm nào đó. Xu hướng được sử dụng trong việc dự báo nhằm giúp nhận biết những thay đổi trong tiêu dùng qua thời gian.

Trend Forecasting Models:Phương thức dự báo xu hướngCác phương pháp dự báo dữ liệu bán hàng khi phân tích dữ liệu cho thấy một mẫu hình lên hoặc xuống không do thời vụ hay do ngẫu nhiên.

TRP: Xem Transportation Requirements Planning

Truckload Carriers (TL):Các hãng vận tải đường bộHãng vận tải hàng hóa đường bộ trực tiếp từ điểm xuất phát đến điểm đến.

Truckload Lot:Lô hàng vận chuyển được ưu đãi Lô hàng được hưởng giá vận chuyển đường bộ thấp hơn bình thường do đáp ứng được yêu cầu tối thiểu về trọng lượng và/hoặc số khối.

 Trunk Lines:Đường ống dẫn dầuCác đường ống dẫn dầu được sử dụng để dẫn dầu thô, dầu đã lọc hay các sản phẩm hóa lỏng khác qua quãng đường dài.

TSA: Xem Transportation Security Administration

Turnover:Doanh thu 1) Là giá trị tồn kho được bán. 2) Ở Anh và các quốc gia khác, Doanh thu bán hàng hàng năm. 

Twenty-foot Equivalent Unit (TEU):Đơn vị tương đương container hai mươi feetĐây là đơn vị chuẩn cho loại container 20 feet. Một container 20 feet theo chuẩn ISO tương đương 1 TEU. Một container 40 feet theo chuẩn ISO tương đương 2 TEU.

Two-Level Master Schedule:Kế hoạch tổng thể hai lớpMột phương pháp lập kế hoạch tổng thể trong đó danh sách nguyên liệu dự kiến được dùng để lập kế hoạch tổng thể đối với một sản phẩm hay một dòng sản phẩm sau cùng, cùng với các đặc tính quan trọng được chọn lựa. Xem thêm: Production Forecast

Two-Bin System:Hệ thống lưu kho hai thùng 

Hệ thống lưu kho đáp ứng đơn hàng trong đó thời gian thực hiện một đơn hàng đối với một món hàng nào đó được xác định khi thùng đầu tiên rỗng. Thùng thứ hai chứa nguồn hàng cung ứng cần thiết cho đến khi nhận được một đơn hàng nào đó.

0 comments:

Post a Comment

Powered by Blogger.