"pinterest" Thuật ngữ hàng hải "H" | Chia Sẻ Cho Bạn Những Điều Thú Vị Trong Cuộc Sống

Thuật ngữ hàng hải "H"

Leave a Comment

Thuật ngữ hàng hải "H"


Hague Rules
Quy tắc Hague
Là quy tắc luật pháp chi phối vận chuyển hàng đường biển, quy định quyền lợi và trách nhiệm của chủ tàu, chủ hàng dựa trên công ước quốc tế để thống nhất một số quy tắc luật pháp liên quan đến vận đơn (The International Convention for the Unification of certain Rules of Law relating to Bill of lading), được ký kết tại Brussels, ngày 25/8/1924. Quy tắc đã được hơn 60 quốc gia phê chuẩn và áp dụng.

Hague – Vixby Rules
Quy tắc Hague – Vixby
Là quy tắc Hague được bổ sung và sửa đổi bởi nghị định thư 1968 (Protocol 1928) Về cơ bản, điều khoản về quyền lợi và trách nhiệm của chủ tàu, chủ hàng trong quy tắc Hague – Vixby không có gì thay đổi so với quy tắc Hague.

Hamburg Rules
Quy tắc Hamburg
Là quy tắc luật pháp chi phối hợp đồng vận tải đường biển, dựa trên công ước Hamburg (Hamburg Convention) ký kết ngày 31/3/1978 tại Hamburg và có hiệu lực từ 1/1/1992 Quy tắc này là kết quả đấu tranh của nhóm 77 nước đang phát triển nhằm mục đích thay thế quy tắc Hague và có nhiều tiến bộ, công bằng hơn khi quy định quyền lợi và trách nhiệm của chủ tàu, chủ hàng. Tuy nhiên, hiện nay quy tắc Hamburg vẫn chưa được 1 số nước có đội tàu chở thuê phát triển mạnh tán thành và áp dụng.

Handy max
Loại tàu chở hàng rời có sức chở 25,000 tấn trọng tải

Handy sized bulker
Loại tàu chở hàng rời có sức chở 30,000 – 35,000 tấn trọng tải

Harbour dues
Cảng phí
Số tiền mà chủ tàu phải nộp cho quản lý cảng về sử dụng cảng trong việc kinh doanh.

Hatch of hatchway
Miệng hầm (Tàu)
Là khoảng trống hình chữ nhật dùng làm lối đưa hàng ra, vào hầm chứa hàng của con tàu. Miệng hầm rộng, hẹp tùy theo đặc điểm con tàu chuyên dùng chở loại hàng chuyên chở và được bao bọc bởi một gờ chắn bằng kim loại bền chắc (Hatch coaming) Miệng hầm có nắp đậy kín bằng vật liệu dẻo, bằng kim loại hoặc bằng gỗ phủ bạt (Hatch cover) để phòng nước mưa, nước biển xâm nhập.

Heavy grain
Ngũ cốc nặng
Trong chuyên chở ngũ cốc, người ta thường quan tâm và phân làm 2 loại: - Loại hạt ngũ cốc có trọng lượng nặng gồm: Lúa mì, lúa mạch đen, ngô, gạo... - Loại hạt ngũ cốc có trọng lượng nhẹ (Light grain) gồm: Đại mạch, yến mạch, hướng dương, cao lương... Loại ngũ cốc có trọng lượng nhẹ chiếm nhiều khoảng chứa nên có hệ số chất xếp cao hơn loại ngũ cốc trọng lượng nặng. Nhưng trên thực tế, người ta thường lấy ngũ cốc trọng lượng nặng làm đơn vị tính cước. Điều này gây thiệt thòi cho người chuyên chở nếu mặt hàng cụ thể thuộc ngũ cốc trọng lượng nhẹ. Vì lẽ đó, chủ tàu thường yêu cầu trả thêm một mức phụ phí nhất định khi chở hàng ngũ cốc trọng lượng nhẹ.

Head Charter or Head Charter – Party
Hợp đồng gốc
Là hợp đồng thuê tàu đầu tiên được ký kết giữa chủ tàu và người thuê. Thuật ngữ được dùng để phân biệt với hợp đồng thuê tàu thứ cấp được ký kết giữa người thuê tàu và người thứ ba, khi cho thuê lại tàu (sublet)

Heavy lift
Hàng nặng quá cỡ
Chỉ loại hàng mà trọng lượng vượt quá mức nâng thông thường do tàu quy định và bị buộc phải sử dụng thiết bị nâng hàng riêng để bốc, dỡ (heavy lift crane or heavy lift derrick)

Hire money or Hire
Tiền thuê tàu định hạn
Được tính trên cơ sở bao nhiêu tiền/ngày cho cả tàu hoặc tấn trọng tải/tháng tùy thỏa thuận và thường được trả trước theo định kỳ tháng hoặc quý.

Hold (Cargo hold)
Hầm hảng, Khoang hàng
Là nơi chất xếp, chứa và bảo quản hàng hóa của con tàu trong quá trình vận chuyển. Tùy tính chất hàng chuyên chở mà hầm hàng được cấu tạo và trang bị thích hợp thành các loại: Hầm hàng khô (Dry cargo hold); hầm hàng rời (Bulk cargo hold); hầm mát, lạnh và đông sâu (Chilled, cold and deep-freeze hold), hầm cách nhiệt (Insulated hold), hầm quặng (Ore hold),... Điều kiện hầm hàng về trang thiết bị, về vệ sinh, về thông gió, ...tốt, xấu là một trong những nhân tố ảnh hưởng lớn đến gìn giữ phẩm chất hàng hóa trong quá trình vận chuyển.

Hold cleaning
Dọn vệ sinh hầm hàng
Việc làm sạch hầm hàng là nhiệm vụ của tàu trước khi nhận xếp và chở lô hàng mới.

Hull insurance
Bảo hiểm thân tàu
Bảo hiểm thân tàu bao gồm các đối tượng: Vỏ tàu, máy tàu và trang thiết bị của tàu Theo điều kiện của Hiệp hội bảo hiểm London, các rủi ro chính được bảo hiểm là: - Tai nạn lúc bốc / dỡ hàng và tiếp nhiên liệu. - Thiên tai gây ra như: Động đất, núi lửa phun, gió lốc, sét đánh,... - Tàu mắc cạn, bị lật hoặc bị đắm, mất tích. - Tàu đâm va tàu khác hoặc đâm va vật thể cố định (Trang thiết bị cầu cảng... kể cả tảng băng) - Nổ trên tàu, nổ nồi hơi, gãy trục máy hoặc do khuyết tật ngầm của vỏ hay máy tàu. - Hư hỏng do sơ suất bất cẩn của thuyền trưởng, sĩ quan, thuyền viên, hoa tiêu hay thợ sửa chữa tàu mà những người này không phải là người được bảo hiểm. - Đóng góp hi sinh và chi phí tổn thất chung. - Chi phí hợp lý và cần thiết nhằm cứu chữa tàu và hạn chế tổn thất. Nhưng cần lưu ý: Các tổn thất nói trên không có nguyên nhân do sự thiếu cần mẫn của người được bảo hiểm, chủ tàu hoặc người quản trị tàu. Các trường hợp mà người bảo hiểm được miễn trách bồi thường gồm có: - Tàu không đủ tính năng hàng hải. - Hàng động ác ý hoặc sơ suất bất cẩn của người được bảo hiểm - Rủi ro chiến tranh. - Rủi ro đình công. Tuy nhiên, tùy theo yêu cầu của mình mà người được bảo hiểm có thể sửa đổi hoặc bổ sung một vài điều kiện của Hiệp hội bảo hiểm London, với sự thỏa thuận của người bảo hiểm Hợp đồng bảo hiểm thân tàu có thể được ký theo thời hạn 12 tháng hoặc theo chuyến nếu thời hạn dưới 3 tháng.

Husband (Ship’s husband)
Người chăm nom tàu
Là người thay mặc chủ tàu chăm nom quản lý con tàu (ví như người chồng của “cô tàu”)

Husbandry
Việc chăm nom quản lý tàu (duy tư, sửa chữa...)

Hygroscopic cargo
Hàng dễ hút ẩm
Chỉ loại hàng nhạy hút ẩm trong không khí và chịu ảnh hưởng đó mà thay đổi trọng lượng trong chuyến đi biển dài ngày.

Tổng hợp các bài về:
Thuật ngữ chuỗi cung ứng & Logistics
Thuật ngữ hàng hải

0 comments:

Post a Comment

Powered by Blogger.