"pinterest" Google‐ Cổ máy hủy diệt sáng tạo nhân loại khổng lồ | Chia Sẻ Cho Bạn Những Điều Thú Vị Trong Cuộc Sống

Google‐ Cổ máy hủy diệt sáng tạo nhân loại khổng lồ

Leave a Comment
Google - Cổ máy hủy diệt sáng tạo nhân loại khổng lồ



Các bạn sẽ tự hỏi “ Chiếc máy này là gì “. Đó chính là google searchcông cụ tìm kiếm quen thuộc. Các bạn nghe qua sẽ thấy rất ngạc nhiên tại sao google search trở thành cỗ máy khổng lồ hủy diệt sáng tạo của con người. Trước tiên chúng ta hãy xem xét cơ chế tạo ra sáng tạo của não bộ. Steven Jobs có đề cập tới dot connecting – các kết nối chấm trong não. Để có thể sáng tạo tốt các bạn cần phải có rất nhiều những chấm  ‐ dot trong não bộ của các bạn về các vấn đề. Các bạn có khả năng hiểu và ghi nhận một vấn đề nào đó – các bạn đã thực hiện một chấm – dot trong não bộ. Steven Job có đưa ra ví dụ khi ông học lớp thư pháp và chấm đó đã giúp ông thiết kế máy Mac và  các sản phẩm của Apple rất đẹp và trang trọng. Các bạn tích lũy chấm‐ kiến thức nhiều bao nhiêu ‐  khả năng sáng tạo của các bạn sẽ càng được mở rộng. Sáng tạo chính là các điểm  được kết nối trong não bộ để giải quyết một vấn đề khó khăn nào đó.  Để sáng tạo tốt, bước tiếp theo đó chính là sự tò mò. Chúng ta nhớ lại hồi trẻ tuổi, chúng ta rất tò mò tìm hiểu về các vấn đề. Chừng nào vấn đề chưa được tìm tòi, chúng ta sẽ vẫn suy nghĩ và cố gắng tìm kiếm nó. Trong quá trình tìm kiếm sẽ bắt não bộ suy nghĩ và tư duy để tìm hiểu vể vấn đề. Đây chính là bước thứ ba rất quan trọng cho năng lực sáng tạo. Ý tưởng sáng tạo bật ra không phải đơn giản nó có sẵn trong đầu của chúng ta. Ý tưởng sáng tạo, suy nghĩ mới lạ là kết tinh của rất nhiều thời gian suy nghĩ. Newton phát minh ra định luật hấp dẫn chính vì ông đã suy nghĩ hàng ngàn giờ để tìm câu hỏi về nó. Để có được sáng tạo tốt, não bộ cũng như các cơ bắp cần được luyện tập thông qua các hoạt động suy nghĩ hàng ngày. Điều thứ tư để có được năng lực sáng tạo tốt, chúng ta cần áp dụng nhiều cá phương pháp tư duy để tìm ra những câu trả lời cho vấn đề khó. 


Hiện tại, Google search ảnh hưởng rất nhiều tới năng lực suy nghĩ và sáng tạo của các bạn trẻ đặc biệt 9 X. Đứng trước bất kỳ một vấn đề nào, các bạn sẽ google và đọc qua 3‐4 mục đầu tiên của kết quả tìm kiếm và sau đó coi như vấn đề đã được giải quyết. Phương pháp đó là con đường nhanh nhất khiến các bạn tiêu hủy hoàn toàn năng lực sáng tạo và tư duy phản biện của mình vì các lý do sau 


1.Hủy bỏ năng lực ghi nhớ: Sống nhờ trên google sẽ giảm năng lực nhớ thông tin của não bộ. Khi chúng ta không cố gắng ghi nhớ bằng não bộ, năng lực nhớ sẽ giảm theo thời gian. Khi não bộ không có khả năng ghi nhớ tốt, các điểm thông tin sẽ không có nhiều và giảm năng lực sáng tạo của các bạn 
  
2.Không rèn luyện năng lực tư duy: Sử dụng google search để tìm các kết quả ngay cho các vấn đề đã không tạo cơ hội nãobộ rèn luyện năng lực tư duy. Sau thời gian sống ký sinh trên google search, các bạn sẽ đánh mất năng lực tư duy của chính mình 
      
3.Không kích thích sự tò mò năng lượng sáng tạo: Khi google cho ngay kết quả, các bạn đã không còn tò mò tìm kiếm câu trả lời cho các vấn đề. Các bạn đã dập tắt nguồn năng lượng sáng tạo chính trong bản thân mình. 
      
4.Kết quả sai: Thật sự trang tìm kiếm google đưa chúng ta tới những kết quả mà có nhiều người truy cập chứ không phải kết quả đúng nhất. Căn cứ vào những kết quả không kiểm chứng độ tin cậy sẽ rất nguy hiểm cho năng lực suy nghĩ của mỗi cá nhân 
      

5.Nhìn nhiều chiều: Sáng tạo hình thành từ những góc nhìn khác nhau. Sử dụng duy nhất kết quả tìm kiếm của google sẽ làm cho các bạn không quen nhìn nhận vấn đề từ nhiều chiều.


Qua các phân tích trên, sử dụng google search một cách không đúng sẽ hủy diệt năng lực sáng tạo của mỗi cá nhân, tuy nhiên nếu google search được sử dụng một cách phù hợp, nó sẽ là một cỗ máy giúp tăng năng lực sáng tạo của mỗi cá nhân vô hạn. Bài viết thứ hai sẽ giúp các bạn sử dụng google là một công cụ tuyệt vời để gia tăng năng lực sáng tạo của mỗi cá nhân 

Vũ Tuấn Anh Viện Quản Lý Việt Nam 
Nguồn: https://www.facebook.com/vietnamstartupinstitute?fref=ts 

0 comments:

Post a Comment

Powered by Blogger.